(TN&MT) - Phiên xử phúc thẩm vụ án tranh chấp đất đai theo đơn kiện của một nữ giáo viên tại Bắc Quang đã 2 lần phải hoãn và vẫn chưa thể diễn ra.
Trước đó, bà Nguyễn Thị Thu Phương (giáo viên ở xã Việt Vinh, Bắc Quang, Hà Giang) đã nhiều lần khiếu nại về việc đất của mình bị lấn chiếm 1 cách vô lý. Tòa sơ thẩm TAND huyện Bắc Quang và Ủy ban huyện đã có những phán quyết rất khác nhau và cũng không hề thống nhất so với kết quả xác minh của cơ quan chuyên môn về đất đai.
Tòa phúc thẩm TAND tỉnh Hà Giang hoãn lần thứ nhất với lý do một số người có quyền nghĩa vụ liên quan vắng mặt. Trước đó, bà Phương cũng cho rằng, một số người có nghĩa vụ liên quan vắng mặt nhưng tòa sơ thẩm TAND huyện Bắc Quang vẫn xét xử và tuyên bà thua cuộc.
Phiên tòa phúc thẩm lần 2 đáng lẽ diễn ra hôm 19/6 nhưng tiếp tục bị lùi ngày, theo bà Phương, vì tòa tỉnh muốn thẩm định lại một số tình tiết vụ án.
Như đã đưa tin, Báo Tài nguyên & Môi trường nhận được đơn của bà Nguyễn Thị Thu Phương (giáo viên ở xã Việt Vinh, Bắc Quang, Hà Giang) kêu cứu về việc nhà bà bị lấn chiếm đất đai nhưng chính quyền địa phương và cơ quan pháp luật giải quyết không đúng quy định pháp luật.
Bà Phương cho hay, mặc dù cơ quan chuyên môn về đất đai đã chỉ rõ theo bản đồ và tài liệu, đất nhà bà Phương bị lấn chiếm nhưng UBND huyện Bắc Quang lại không coi đó là cơ sở mà lại ra quyết định theo 1 kiểu khác. Sau đó, TAND huyện Bắc Quang lại đưa ra phán quyết vừa không giống UBND huyện, vừa khác hoàn toàn kết luận của cơ quan chuyên môn.
Trình bày với PV, bà Phương bày tỏ về những ấm ức phải chịu trong những năm tháng đội đơn đòi đất. Theo bà Phương, như quy luật bất thành văn, suốt thời gian dài khiếu kiện, bà không được xét bất kỳ danh hiệu thi đua nào trong công tác tại trường học bà đang giảng dạy.
Điều kỳ cục hơn, bà Phương cho biết bà bị chính quyền địa phương thu lệ phí khi nộp đơn khiếu nại đất đai. Theo biên bản bà Phương cung cấp, vào năm 2013, có 2 lần bà đến UBND xã Việt Vinh gửi đơn về vụ đất đai này, bà đã bị thu 2 lần tiền lệ phí mà không có biên lai, hóa đơn: 50.000 đồng và 100.000 đồng. Sau khi Thanh tra huyện có ý kiến không được phép thu lệ phí đơn thư của công dân, cán bộ UBND xã đã đến trả lại tiền cho bà Phương.
Tuy nhiên nhiều năm qua, bà Nguyễn Thị Thu Phương vẫn vất vả khiếu kiện lên các chính quyền, cơ quan pháp luật yêu cầu trả lại đất mà chưa có kết quả. Theo bà Phương, các cơ quan này đã đưa ra quyết định không dựa trên cơ sở pháp lý..
Theo đơn, gia đình bà Phương có mảnh đất bên cạnh QL2 do bố mẹ để lại và đã được cấp sổ đỏ vào năm 2001. Bên cạnh đất nhà bà là đất 1 gia đình khác với phần tiếp giáp ở giữa là mương nước. Người dân trước đây thường hay đi tắt, qua lại dọc theo con mương này. Từ khi 1 doanh nghiệp mua mảnh đất bên cạnh rồi đổ đất lấn chiếm, con đường mòn dọc theo mương mất dần, người dân vẫn giữ thói quen đi qua đây rồi đi luôn lên phần đất nhà bà Phương. Năm 2015, người dân trong thôn tự ý tổ chức làm đường bê tông nối dài và đi qua phần đất nhà bà Phương.
Điều bà Phương cho rằng rất vô lý là UBND và TAND huyện Bắc Quang phán quyết không hề dựa theo kết quả xác minh của cơ quan chuyên môn. Kết quả xác minh của Phòng TN&MT huyện Bắc Quang đã chỉ rõ, theo bản đồ về đất đai năm 1991, mảnh đất của nhà bà Phương đã bị lấn chiếm và con đường mòn trước đây nằm theo một đường thằng nhưng thực tế hiện nay đã bị nắn cong vào phần đất của bà Phương.
Theo bà Phương, trong bản án sơ thẩm, TAND huyện Bắc Quang đưa ra rất nhiều thông tin, phân tích dài dòng lan man. Trong khi kết quả xác minh của Phòng chuyên môn về đất đai và hình ảnh con đường thẳng rõ ràng trên bản đồ năm 1991 thì lại không thấy nhắc đến. Thậm chí, doanh nghiệp Đào Tỉnh, bên bị cơ quan chuyên môn và huyện kết luận đã lấn chiếm đất, đã không được tòa triệu tập cũng như không nhắc đến.
Bà Phương cũng cho hay bà bị thiệt hại kinh tế rất nhiều. Trước đây nhà bà mở nhà hàng quán xá kinh doanh và để trống lối ra vào trên phần đất tiếp giáp mương nước. Sau khi người trong thôn đổ bê tông làm đường cao lên, hàng quán của bà bị chắn luôn lối ra vào, không thoát được nước nên không kinh doanh được nữa.
Năm 2015, ông Nông Văn Tài (Chủ tịch UBND xã Việt Vinh) đã ra quyết định đình chỉ việc đổ bê tông làm đường trên phần đất đang tranh chấp. Nhưng cơ quan chính quyền địa phương ra quyết định rồi để đó, không có biện pháp ngăn chặn và con đường vẫn hoàn thành.
Hiện bà Phương vẫn chờ một phán quyết công bằng từ TAND tỉnh Hà Giang.
Báo Tài nguyên & Môi trường sẽ tiếp tục thông tin...
Trước đó, bà Nguyễn Thị Thu Phương (giáo viên ở xã Việt Vinh, Bắc Quang, Hà Giang) đã nhiều lần khiếu nại về việc đất của mình bị lấn chiếm 1 cách vô lý. Tòa sơ thẩm TAND huyện Bắc Quang và Ủy ban huyện đã có những phán quyết rất khác nhau và cũng không hề thống nhất so với kết quả xác minh của cơ quan chuyên môn về đất đai.
Tòa phúc thẩm TAND tỉnh Hà Giang hoãn lần thứ nhất với lý do một số người có quyền nghĩa vụ liên quan vắng mặt. Trước đó, bà Phương cũng cho rằng, một số người có nghĩa vụ liên quan vắng mặt nhưng tòa sơ thẩm TAND huyện Bắc Quang vẫn xét xử và tuyên bà thua cuộc.
Phiên tòa phúc thẩm lần 2 đáng lẽ diễn ra hôm 19/6 nhưng tiếp tục bị lùi ngày, theo bà Phương, vì tòa tỉnh muốn thẩm định lại một số tình tiết vụ án.
Như đã đưa tin, Báo Tài nguyên & Môi trường nhận được đơn của bà Nguyễn Thị Thu Phương (giáo viên ở xã Việt Vinh, Bắc Quang, Hà Giang) kêu cứu về việc nhà bà bị lấn chiếm đất đai nhưng chính quyền địa phương và cơ quan pháp luật giải quyết không đúng quy định pháp luật.
Bà Phương cho hay, mặc dù cơ quan chuyên môn về đất đai đã chỉ rõ theo bản đồ và tài liệu, đất nhà bà Phương bị lấn chiếm nhưng UBND huyện Bắc Quang lại không coi đó là cơ sở mà lại ra quyết định theo 1 kiểu khác. Sau đó, TAND huyện Bắc Quang lại đưa ra phán quyết vừa không giống UBND huyện, vừa khác hoàn toàn kết luận của cơ quan chuyên môn.
Trình bày với PV, bà Phương bày tỏ về những ấm ức phải chịu trong những năm tháng đội đơn đòi đất. Theo bà Phương, như quy luật bất thành văn, suốt thời gian dài khiếu kiện, bà không được xét bất kỳ danh hiệu thi đua nào trong công tác tại trường học bà đang giảng dạy.
Điều kỳ cục hơn, bà Phương cho biết bà bị chính quyền địa phương thu lệ phí khi nộp đơn khiếu nại đất đai. Theo biên bản bà Phương cung cấp, vào năm 2013, có 2 lần bà đến UBND xã Việt Vinh gửi đơn về vụ đất đai này, bà đã bị thu 2 lần tiền lệ phí mà không có biên lai, hóa đơn: 50.000 đồng và 100.000 đồng. Sau khi Thanh tra huyện có ý kiến không được phép thu lệ phí đơn thư của công dân, cán bộ UBND xã đã đến trả lại tiền cho bà Phương.
Tuy nhiên nhiều năm qua, bà Nguyễn Thị Thu Phương vẫn vất vả khiếu kiện lên các chính quyền, cơ quan pháp luật yêu cầu trả lại đất mà chưa có kết quả. Theo bà Phương, các cơ quan này đã đưa ra quyết định không dựa trên cơ sở pháp lý..
Theo đơn, gia đình bà Phương có mảnh đất bên cạnh QL2 do bố mẹ để lại và đã được cấp sổ đỏ vào năm 2001. Bên cạnh đất nhà bà là đất 1 gia đình khác với phần tiếp giáp ở giữa là mương nước. Người dân trước đây thường hay đi tắt, qua lại dọc theo con mương này. Từ khi 1 doanh nghiệp mua mảnh đất bên cạnh rồi đổ đất lấn chiếm, con đường mòn dọc theo mương mất dần, người dân vẫn giữ thói quen đi qua đây rồi đi luôn lên phần đất nhà bà Phương. Năm 2015, người dân trong thôn tự ý tổ chức làm đường bê tông nối dài và đi qua phần đất nhà bà Phương.
Điều bà Phương cho rằng rất vô lý là UBND và TAND huyện Bắc Quang phán quyết không hề dựa theo kết quả xác minh của cơ quan chuyên môn. Kết quả xác minh của Phòng TN&MT huyện Bắc Quang đã chỉ rõ, theo bản đồ về đất đai năm 1991, mảnh đất của nhà bà Phương đã bị lấn chiếm và con đường mòn trước đây nằm theo một đường thằng nhưng thực tế hiện nay đã bị nắn cong vào phần đất của bà Phương.
Theo bà Phương, trong bản án sơ thẩm, TAND huyện Bắc Quang đưa ra rất nhiều thông tin, phân tích dài dòng lan man. Trong khi kết quả xác minh của Phòng chuyên môn về đất đai và hình ảnh con đường thẳng rõ ràng trên bản đồ năm 1991 thì lại không thấy nhắc đến. Thậm chí, doanh nghiệp Đào Tỉnh, bên bị cơ quan chuyên môn và huyện kết luận đã lấn chiếm đất, đã không được tòa triệu tập cũng như không nhắc đến.
Bà Phương cũng cho hay bà bị thiệt hại kinh tế rất nhiều. Trước đây nhà bà mở nhà hàng quán xá kinh doanh và để trống lối ra vào trên phần đất tiếp giáp mương nước. Sau khi người trong thôn đổ bê tông làm đường cao lên, hàng quán của bà bị chắn luôn lối ra vào, không thoát được nước nên không kinh doanh được nữa.
Năm 2015, ông Nông Văn Tài (Chủ tịch UBND xã Việt Vinh) đã ra quyết định đình chỉ việc đổ bê tông làm đường trên phần đất đang tranh chấp. Nhưng cơ quan chính quyền địa phương ra quyết định rồi để đó, không có biện pháp ngăn chặn và con đường vẫn hoàn thành.
Hiện bà Phương vẫn chờ một phán quyết công bằng từ TAND tỉnh Hà Giang.
Báo Tài nguyên & Môi trường sẽ tiếp tục thông tin...