Ông Dương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Khoa học tài nguyên nước – đơn vị chủ trì việc xây dựng Thông tư cho biết, kiểm kê tài nguyên nước là một trong các hoạt động điều tra cơ bản về tài nguyên nước. Theo Điều 13 Luật Tài nguyên nước quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường cần thực hiện điều tra cơ bản, công bố báo cáo báo cáo tài nguyên nước quốc gia định kỳ 5 năm một lần.
Theo ông Dương Hồng Sơn, kiểm kê tài nguyên nước phải dựa trên cơ sở số liệu đo đạc được về số lượng, chất lượng nước, kiểm đếm khai thác. Nội dung báo cáo kiểm kê tài nguyên nước gồm: Kỳ kiểm kê; Nguồn nước được kiểm kê; Nguồn nước đã được đo đạc, quan trắc; Tổng lượng nước (năm, tháng); Chất lượng nước; Diễn biến lượng nước chất lượng nước so với kỳ kiểm kê trước; Thông tin về mã nguồn nước; Giá trị thu được từ thuế, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Góp ý dự thảo Thông tư hướng dẫn nội dung, biểu mẫu kiểm kê, báo cáo kết quả tài nguyên nước quốc gia |
Ý kiến của đa số các đại biểu dự buổi làm việc với Thứ trưởng đều cho rằng, cần bổ sung và làm rõ mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của Đề án. Một số nội dung cần bổ sung như Trách nhiệm chủ trì, phối hợp của các Bộ, ngành liên quan xây dựng đề án, kế hoạch kiểm kê tài nguyên nước trên phạm vi cả nước; Danh mục nguồn nước dưới đất trên các lưu vực sông; Bổ sung các số liệu điều tra, quan trắc phù hợp với các nội dung của Luật Tài nguyên nước…
Các ý kiến cũng đề xuất làm rõ các đối tượng thực hiện biểu mẫu kiểm kê, thời kiểm cung cấp/tính toán số liệu, kết quả kiểm kê tổng lượng nước trữ từ các hồ chứa, diễn biến chất lượng nước; làm rõ kiểm kê tài nguyên nước và báo cáo tài nguyên nước…
Vẫn theo ông Dương Hồng Sơn, hiện nay đề án còn gặp khó khăn trong việc lấy số liệu thực tế, còn nhiều khu vực chưa tiến hành điều tra, đo đạc lấy số liệu cụ thể được.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Lê Công Thành chỉ đạo, Viện Khoa học Tài nguyên nước cần làm rõ mục tiêu của Đề án, nêu rõ phương pháp, công nghệ kiểm kê và cách tổ chức, bổ sung cho việc kiểm kê tài nguyên nước.
Trong thời gian tới, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, Thứ trưởng cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị cần cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu theo Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 trong công tác soạn thảo, tổ chức nội bộ.
Thứ trưởng đề nghị Viện Khoa học tài nguyên nước làm việc với các đơn vị chức năng để sớm hoàn thiện Đề án kiểm kê tài nguyên nước quốc gia để có thể triển khai và hoàn thành trong năm 2024.
Kinh nghiệm kiểm kê tài nguyên nước của một số nước trên thế giới
- Các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc (UN) hay liên minh Châu Âu (EU) thực hiện thống kê các chỉ tiêu thống kê tài nguyên nước cơ bản bao gồm: tổng lượng nước trong và ngoài nước, tổng lượng nước mưa, tổng lượng bốc thoát hơi nước... hàng năm tại các Quốc gia, vùng lãnh thổ.
- Tổ chức liên hiệp Quốc trong báo cáo “UN-Water Task Force on Indicators, Monitoring and Reporting: final report” đã thực hiện kiểm kê cho các nhóm chỉ tiêu liên quan đến lĩnh vực thống kê, kiểm kê và đánh giá ngành nước bao gồm: Nhóm chỉ tiêu đặc trưng nguồn nước; Nhóm chỉ tiêu về hoạt động khai thác sử dụng nước; Nhóm chỉ tiêu về tính hiệu quả khai thác nguồn nước.- Tại Trung Quốc tiến hành kiểm kê các chỉ tiêu sau: Số lượng, động thái, lượng nước cung cấp, sử dụng, tiêu nước và thải nước, khai thác sử dụng tài nguyên nước, chất lượng tài nguyên nước, tình hình thiên tai.
- Tại Philippines tiến hành kiểm kê các chỉ tiêu sau: Lượng nước: nước mặt, nước mưa, nước ngầm; Chất lượng nước: nước mặt, nước ngầm, nước thải; Cấp nước và sử dụng nước; Các hiện tượng cực đoan như Lũ và hạn hán…
- Tại Thái Lan tiến hành kiểm kê các chỉ tiêu sau: Tài nguyên nước nội địa: nước mặt, nước mưa, nước ngầm; Tài nguyên nước ngoại địa: nước mặt, nước ngầm; Chất lượng nước: hàm lượng chất thải trong nước; Sử dụng nước; Thiên tai.