(TN&MT) - Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2018 vừa chính thức được phát động tại Thủ đô Hà Nội với thông điệp “Hôm nay tôi sống xanh hơn - Go More Green”. Trong 1 tháng tới, nhiều hoạt động hưởng ứng sẽ diễn ra trên cả nước, nhằm kêu gọi các cá nhân, tổ chức tham gia các hoạt động tiết kiệm năng lượng, đơn giản nhất là tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong gia đình, cơ quan, trường học... Xa hơn là bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Điểm nhấn của chương trình là sự kiện Giờ Trái đất, 63 tỉnh, thành phố trên phạm vi toàn quốc sẽ đồng loạt tắt đèn từ 20 giờ 30 phút - 21 giờ 30 phút ngày 24/3 sắp tới. Năm 2017, sau 1 giờ kêu gọi hưởng ứng tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất, hệ thống điện quốc gia đã tiết kiệm được 471.000 KWh, tương đương với 764 triệu đồng. Ông Ngô Sơn Hải, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, mặc dù, lượng điện tiết kiệm được không lớn, nhưng đã khơi gợi và lan tỏa ý thức tiết kiệm điện hàng ngày, hàng giờ trong cộng đồng. Qua 10 năm tổ chức tại Việt Nam, kết quả cao nhất của Chiến dịch Giờ Trái Đất tiết kiệm được 546.000 kWh vào năm 2012. Ông Hải hy vọng Giờ Trái đất năm 2018 sẽ đạt được con số cao hơn.
Phát biểu khởi động Chiến dịch Giờ Trái đất 2018, bà Nguyễn Thị Lâm Giang, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững (Bộ Công Thương) cho biết, chiến dịch có tác động to lớn trong việc quảng bá ý thức của người dân, cộng đồng và xã hội trong việc tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thời điểm Việt Nam lần đầu tiên tổ chức chiến dịch, chỉ có 6 thành phố gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế, Hội An, Nha Trang và Cần Thơ tham gia. Nhưng đến nay, sự kiện này đã nhận được sự hưởng ứng của 63 tỉnh, thành phố với nhiều hoạt động sâu rộng trong quần chúng nhân dân, đặc biệt là các tổ chức, doanh nghiệp, các phương tiện truyền thông. Đây là một trong những hành động của Chính phủ và người dân Việt Nam thể hiện cam kết giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính đến năm 2030, chung tay cùng thế giới trong cuộc chiến ứng phó biến đổi khí hậu.
Sau lễ phát động chính thức sẽ diễn ra nhiều hoạt động tuyên truyền về chiến dịch tại các trường đại học và các trường Trung học phổ thông, bao gồm giao lưu với đại sứ chiến dịch, truyền tải thông điệp của chiến dịch năm 2018, giới thiệu, khuyến khích tham gia các hoạt động bên lề của chiến dịch, giáo dục các biện pháp tiết kiệm môi trường thực tế trong đời sống, Cuộc thi Sáng tạo Xanh dành cho video, phim ngắn về đề tài môi trường... Cùng với đó là chuỗi các hoạt động Greener Garden tại các hộ gia đình nhằm tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến khích người dân xanh hóa khu vực sinh sống trong các gia đình thành thị, giảm thiểu sử dụng túi nilon.
Đến nay, nhiều địa phương trên cả nước như: TP. Hà Nội, tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Thừa Thiên - Huế, Bình Phước... đã ban hành kế hoạch cụ thể về việc tham gia hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2018. Bên cạnh hoạt động tuyên truyền, vận động các cơ quan, tổ chức, các trường học, doanh nghiệp, các hộ gia đình, các khu dân cư tham gia tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong một giờ, thành phố Hà Nội chủ trương tổ chức các nhóm tình nguyện viên đạp xe, chạy bộ để tuyên truyền trong cộng đồng; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu chủ đề tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường... Một số địa điểm nổi tiếng, khu vực công cộng, tuyến phố của thành phố Hà Nội sẽ tham gia tắt đèn 1 giờ là đền Ngọc Sơn - Tháp Rùa - Cầu Thê Húc, Vườn hoa Lý Thái Tổ... quanh các khu vực Hồ Gươm, Nhà Hát Lớn, Hồ Trúc Bạch; trụ sở Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố và các Sở, ban, ngành Thành phố.
Điểm nhấn của chương trình là sự kiện Giờ Trái đất, 63 tỉnh, thành phố trên phạm vi toàn quốc sẽ đồng loạt tắt đèn từ 20 giờ 30 phút - 21 giờ 30 phút ngày 24/3 sắp tới. Năm 2017, sau 1 giờ kêu gọi hưởng ứng tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất, hệ thống điện quốc gia đã tiết kiệm được 471.000 KWh, tương đương với 764 triệu đồng. Ông Ngô Sơn Hải, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, mặc dù, lượng điện tiết kiệm được không lớn, nhưng đã khơi gợi và lan tỏa ý thức tiết kiệm điện hàng ngày, hàng giờ trong cộng đồng. Qua 10 năm tổ chức tại Việt Nam, kết quả cao nhất của Chiến dịch Giờ Trái Đất tiết kiệm được 546.000 kWh vào năm 2012. Ông Hải hy vọng Giờ Trái đất năm 2018 sẽ đạt được con số cao hơn.
Phát biểu khởi động Chiến dịch Giờ Trái đất 2018, bà Nguyễn Thị Lâm Giang, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững (Bộ Công Thương) cho biết, chiến dịch có tác động to lớn trong việc quảng bá ý thức của người dân, cộng đồng và xã hội trong việc tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thời điểm Việt Nam lần đầu tiên tổ chức chiến dịch, chỉ có 6 thành phố gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế, Hội An, Nha Trang và Cần Thơ tham gia. Nhưng đến nay, sự kiện này đã nhận được sự hưởng ứng của 63 tỉnh, thành phố với nhiều hoạt động sâu rộng trong quần chúng nhân dân, đặc biệt là các tổ chức, doanh nghiệp, các phương tiện truyền thông. Đây là một trong những hành động của Chính phủ và người dân Việt Nam thể hiện cam kết giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính đến năm 2030, chung tay cùng thế giới trong cuộc chiến ứng phó biến đổi khí hậu.
Sau lễ phát động chính thức sẽ diễn ra nhiều hoạt động tuyên truyền về chiến dịch tại các trường đại học và các trường Trung học phổ thông, bao gồm giao lưu với đại sứ chiến dịch, truyền tải thông điệp của chiến dịch năm 2018, giới thiệu, khuyến khích tham gia các hoạt động bên lề của chiến dịch, giáo dục các biện pháp tiết kiệm môi trường thực tế trong đời sống, Cuộc thi Sáng tạo Xanh dành cho video, phim ngắn về đề tài môi trường... Cùng với đó là chuỗi các hoạt động Greener Garden tại các hộ gia đình nhằm tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến khích người dân xanh hóa khu vực sinh sống trong các gia đình thành thị, giảm thiểu sử dụng túi nilon.
Đến nay, nhiều địa phương trên cả nước như: TP. Hà Nội, tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Thừa Thiên - Huế, Bình Phước... đã ban hành kế hoạch cụ thể về việc tham gia hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2018. Bên cạnh hoạt động tuyên truyền, vận động các cơ quan, tổ chức, các trường học, doanh nghiệp, các hộ gia đình, các khu dân cư tham gia tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong một giờ, thành phố Hà Nội chủ trương tổ chức các nhóm tình nguyện viên đạp xe, chạy bộ để tuyên truyền trong cộng đồng; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu chủ đề tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường... Một số địa điểm nổi tiếng, khu vực công cộng, tuyến phố của thành phố Hà Nội sẽ tham gia tắt đèn 1 giờ là đền Ngọc Sơn - Tháp Rùa - Cầu Thê Húc, Vườn hoa Lý Thái Tổ... quanh các khu vực Hồ Gươm, Nhà Hát Lớn, Hồ Trúc Bạch; trụ sở Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố và các Sở, ban, ngành Thành phố.
Giờ Trái đất là sự kiện xã hội có quy mô lớn nhất và có nhiều người tham gia nhất trên thế giới. Đây là sáng kiến của Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF). Tính đến nay, đã có khoảng 7.000 thành phố thuộc 172 quốc gia và vùng lãnh thổ hưởng ứng Chiến dịch. Theo hướng dẫn của WWF về việc hưởng ứng Giờ Trái đất đúng cách, việc lựa chọn đèn để tắt do mỗi cá nhân, gia đình tự quyết định nhưng thường là đèn trên cao trong phòng (cho dù là nhà riêng hay doanh nghiệp), đèn ngoài trời không ảnh hưởng đến an toàn, đèn trang trí, đèn neon quảng cáo, tivi, đèn bàn.... Có một số loại bóng đèn không nên tắt, bao gồm đèn an toàn trong không gian công cộng, đèn chiếu sáng để hướng dẫn hàng không, đèn giao thông, đèn an ninh... Trong nhà riêng nên giữ lại các loại đèn nhỏ để đảm bảo an toàn, đặc biệt là ở khu vực đường đi lối lại, cầu thang. Đảm bảo có nguồn ánh sáng thay thế trước giờ Giờ Trái đất, chuẩn bị đèn pin hoặc các nguồn sáng tương tự và nên nhớ, mục tiêu quan trọng nhất vẫn là an toàn. WWF khuyên mọi người nên dùng nến 100% sáp ong hay nến sô-cô-la hoặc nến đậu nành, vì chúng không có khói, không độc và không gây dị ứng, không tạo ra CO2 thải. |