Giao khu vực biển: Hành lang pháp lý quan trọng phát triển kinh tế biển

03/05/2018 14:37

(TN&MT) - Sau khi Nghị định số 51/2014/NĐ - CP được ban hành và thực thi đã tạo nên sự chuyển biến sâu sắc trong tư duy quản lý và thực tiễn trong việc phát...

(TN&MT) - Sau khi Nghị định số 51/2014/NĐ - CP được ban hành và thực thi đã tạo nên sự chuyển biến sâu sắc trong tư duy quản lý và thực tiễn trong việc phát triển kinh tế biển, góp phần tạo lập hành lang pháp lý để quản lý Nhà nước về biển đảo. Tuy vậy, để hoàn thiện hơn nữa việc quản lý và tạo bước đột phá chính sách về quản lý tài nguyên biển, phù hợp hơn với những chính sách pháp luật khác liên quan và đã có sự thay đổi, hiện, Bộ TN&MT đang tích cực triển khai việc sửa đổi, bổ sung thay thế Nghị định 51.
tnmt Giao khu vực biển Hành lang pháp lý quan trọng phát triển kinh tế biển
Nghị định mới được hoàn thành sẽ góp phần đắc lực trong việc tạo đột phá về chính sách trong việc khai thác kinh tế biển. Ảnh: MH
Minh bạch và quản lý hiệu quả hơn
 
Nhìn chung Nghị định 51 đã góp phần thúc đẩy, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh đầu tư hướng ra biển để tham gia phát triển kinh tế biển; từng bước thay đổi quan niệm và hình thành  ý thức sử dụng tiết kiệm, hiệu quả từ phía các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhân dân đối với tài nguyên biển và hải đảo.
 
Nghị định cũng đã tạo hành lang pháp lý và cơ sở pháp lý đồng bộ để tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển theo quy định của pháp luật; tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước thiết lập chính sách giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng tài nguyên biển; loại bỏ dần từ tương tập quán điền tư, ngư chung” tồn tại bất lâu nay.
 
Từ năm 2015 - 2018, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt nam đã tiếp nhận, xử lý 14 hồ sơ giao khu vực biển, công nhận quyền sử dụng khu vực biển; đã tham mưu với Bộ TN&MT ban hành 1 Quyết định giao khu vực biển cho công ty Công lý với diện tích 1.968,8ha. UBND các tỉnh có biển như: Quảng Ninh, Phú yên, Bình Thuận, Kiến Giang đã giao được 12 khu vực biển cho tổ chức, cá nhận khai thác sử dụng tài nguyên biển. Hiện nay, Tổng cục Biển và Hải đảo cũng đang tiếp nhận và thẩm định 3 hồ sơ đề nghị giao khu vực biển để khai thác cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
 
Nhìn chung Nghị định 51 đã thay đổi tư duy về quản lý Nhà nước về biển và hải đảo, chuyển từ tư duy sử dụng chung tài nguyên biển sang được giao khu vực khai thác và sử dụng. Nghị định này cũng góp phần đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, đầy đủ và hiệu quả pháp luật về biển.
 
Thay đổi để bắt kịp bước phát triển mới
 
Cho dù Nghị định 51 đã giải quyết được nhiều vấn đề về khai thác và bảo vệ tài nguyên biển nhưng theo thời gian và sự thay đổi của pháp luật đã quy định  nhiều loại giấy phép khác nhau, do nhiều Bộ, ngành địa phương, cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp, dẫn đến việc thẩm định hình thức, giá trị pháp lý của các loại giấy phép làm cơ sở thẩm định cấp phép theo Nghị định 51 gặp nhiều khó khăn.
 
Ví như nhiều hoạt động sử dụng khu vực biển của các tổ chức, cá nhân trên biển có sử dụng khu vực biển nhưng có quy mô hoạt động nhỏ lẻ (nhà nổi, dịch vụ ăn uống…) theo quy định không có trong danh mục cấp giấy phép chỉ được cấp đăng ký kinh doanh. Điều này dẫn tới tổ chức, cá nhân không đủ cơ sở làm hồ sơ đề nghị giao khu vực biển, gây thất thu ngân sách Nhà nước.
 
Đặc biệt, trong lĩnh vực thăm dò dầu khí mới chỉ quy định giao khu vực biển cho hoạt đông thăm dò, khai thác, còn hàng trăm các đầu ống, dẫn mối đang thực hiện trên biển sử dụng nhiều diện tích song vẫn chưa phải là đối tượng nộp tiền sử dụng khu vực biển.
 
Mặt khác, hiện nay, Chính phủ chưa ban hành quy định riêng về việc giao khu vực biển, nhất là khu vực biển để nạo vét và khu vực biển để không thuộc vùng biển phục vụ cho nhu cầu an ninh quốc phòng. Do vậy, đối với đề nghị giao khu vực biển ngoài phạm vi vùng biển đã giao cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng sử dụng để phục vụ an ninh, quốc phòng chưa có gây khó khăn cho các cơ quan quan lý Nhà nước.
 
Ngoài những vấn đề trên, trong quá trình thực hiện Nghị định đã và đang bộc lộ hạn chế trong quy định về từ ngữ, tài chính, quy định  thẩm quyền, trình tự thủ tục cấp, làm hồ sơ… Chính  vì vậy, thực hiện Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2018, Bộ TN&MT đã được giao chủ trì xây dựng và ban hành Nghị định thay thế Nghị định 51 quy định việc giao khu vực biển nhất định cho tô chức, cá nhân khai thác, sử dụng. Hiện nay, Tổng cuc Biển và Hải đảo Việt Nam đang tiến hành xây dựng Dự thảo lần 1 và tổ chức lấy ý kiến góp ý của các Bộ, ngành liên quan để xây dựng Nghị định thay thế. Hy vọng, trong thời gian không xa, Nghị định mới được hoàn thành sẽ góp phần đắc lực trong việc tạo đột phá về chính sách trong việc khai thác kinh tế biển.
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Giao khu vực biển: Hành lang pháp lý quan trọng phát triển kinh tế biển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO