Ghi nhận thêm 4.564 ca mắc COVID-19

Khánh Linh| 31/07/2021 19:01

(TN&MT) - Tính từ 6h đến 19h ngày 31/7 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.564 ca mắc mới, trong đó 4 ca nhập cảnh và 4.560 ca ghi nhận trong nước.

Ảnh minh họa

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

Tính từ 6h đến 19h ngày 31/7 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.564 ca mắc mới, trong đó 4 ca nhập cảnh và 4.560 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (1.677), Bình Dương (1.207), Long An (544), Khánh Hòa (335), Đồng Nai (234), Đồng Tháp (115), Tây Ninh (72), Đà Nẵng (55), Hà Nội (43), Bà Rịa - Vũng Tàu (39), Bình Thuận (37), Phú Yên (30), Đắk Lắk (21), Bình Định (19), Cần Thơ (17), Hậu Giang (17), Bình Phước (14), Gia Lai (13), Nghệ An (11), Quảng Nam (10), Thừa Thiên - Huế (9), Đắk Nông (8), Ninh Thuận (5), Thanh Hóa (5), Vĩnh Phúc (4), Lâm Đồng (3), Hà Nam (3), Hải Dương (3), Hà Tĩnh (2), Ninh Bình (2), An Giang (2), Quảng Ngãi (1), Quảng Bình (1), Hải Phòng (1), Bạc Liêu (1). Trong đó, có 1.072 ca trong cộng đồng.

Trong ngày 31/7 ghi nhận 8.624 ca mắc mới, trong đó 4 ca nhập cảnh và 8.620 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (4180), Bình Dương (2075), Long An (544), Đồng Nai (456), Khánh Hoà (335), Đồng Tháp (146), Tiền Giang (123), Bà Rịa - Vũng Tàu (115), Bình Thuận (75), Cần Thơ (72), Tây Ninh (72), Phú Yên (58), Đà Nẵng (55), Vĩnh Long (48), Hà Nội (46), Đắk Lắk (32), Bình Định (28), Hậu Giang (19), Kiên Giang (16), Bình Phước (14), Thừa Thiên Huế (13), Nghệ An (13), Gia Lai (13), Đắk Nông (12), Sơn La (10), Quảng Nam (10), Ninh Thuận (5), Thanh Hoá (5), Quảng Trị (4), Hà Tĩnh (4), Vĩnh Phúc (4), Lâm Đồng (3), Hà Nam (3), Hải Dương (3), Ninh Bình (2), An Giang (2), Kon Tum (1), Quảng Ngãi (1), Quảng Bình (1), Hải Phòng (1), Bạc Liêu (1). Trong đó, có 2.045 ca trong cộng đồng.

Tính đến chiều ngày 31/7, Việt Nam có 145.686 ca mắc trong đó có 2.239 ca nhập cảnh và 143.447 ca mắc trong nước. Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 141.877 ca, trong đó có 35.960 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 4/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Điện Biên, Quảng Ninh, Bắc Kạn.

Có 9 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định.

Tình hình điều trị

Theo Bộ Y tế, trong ngày 31/7 có 3.250 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 38.734 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 441 ca. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 21 ca.

Tiểu ban điều trị Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thông báo có 145 ca tử vong do COVID-19 (số 1162-1306) từ ngày 19-31/7/2021 tại 6 tỉnh, thành phố sau:

Tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 19-31/7: 90 ca

Tại tỉnh Tiền Giang từ ngày 21-30/7: 47 ca

Tại Tỉnh Đồng Tháp ngày 31/7: 4 ca

Tại Tỉnh Long An ngày 30/7: 2 ca

Tại Tỉnh Quảng Nam ngày 30/7: 1 ca

Tại Tỉnh Trà Vinh ngày 31/7: 1 ca

Tình hình xét nghiệm và tiêm chủng

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 216.438 xét nghiệm cho 456.461 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 6.070.003 mẫu cho 17.356.646 lượt người.

Tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 5.931.376 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 5.342.483 liều, tiêm mũi 2 là 588.893 liều.

Tiêu chí phân loại và hướng dẫn xử trí 4 mức nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2

Ngày 31/7, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 3646/QĐ-BYT phê duyệt Tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2. Việc phân loại mức độ nguy cơ của các trường hợp F0 thành 4 nhóm dưới đây sẽ giúp ngành y tế tránh quá tải, lúng túng trong điều trị khi số ca mắc COVID-19 ngày càng tăng.

Mức nguy cơ thấp (màu xanh) là các F0 tuổi ≤ 45 tuổi và không mắc bệnh lý nền; hoặc đã tiêm đủ 2 liều vaccine phòng COVID-19 trước ngày xét nghiệm dương tính ít nhất 12 ngày; hoặc sức khoẻ chưa có dấu hiệu bất thường, SpO2 từ 97% trở lên.

Nhóm này được chuyển đến cơ sở thuộc “Tầng 1 của tháp điều trị”, các cơ sở cách ly người nhiễm F0 tập trung, cơ sở thu dung điều trị COVID-19 ban đầu. Hoặc chỉ định điều trị ngoại trú tại nơi cư trú được nhân viên y tế, chính quyền địa phương kiểm tra và xác nhận đủ điều kiện điều trị ngoại trú như biệt thự, nhà riêng, có người theo dõi….

Đồng thời yêu cầu người nhiễm SARS-CoV-2 tự theo dõi sức khoẻ và thông báo tình trạng sức khoẻ hằng ngày cho nhân viên y tế địa phương. Hướng dẫn liên lạc ngay với nhân viên y tế khi có tình trạng cấp cứu. Đánh giá lại mức độ nguy cơ hằng ngày, chuyển màu/mức nguy cơ phù hợp.

Mức nguy cơ trung bình (màu vàng) là các F0 tuổi từ 46-64 tuổi và không mắc bất kỳ bệnh lý nền; hoặc sức khoẻ có dấu hiệu bất thường như sốt (từ 37,5 độ C trở lên), ho, đau họng, rát họng, đau ngực…; hoặc SpO2 từ 95% đến 96%; hoặc tuổi ≤ 45 tuổi và mắc một trong các bệnh lý nền.

Nhóm này được chuyển vào cơ sở thuộc “Tầng 2 của tháp điều trị”, các bệnh viện dã chiến thu dung, điều trị người bệnh COVID-19.

Trong thời gian chờ nhập viện, yêu cầu người nhiễm SARS-CoV-2 tiếp tục tự theo dõi sức khoẻ; hướng dẫn liên lạc ngay với nhân viên y tế khi có tình trạng cấp cứu. Đánh giá lại mức độ nguy cơ hằng ngày, chuyển màu/mức nguy cơ phù hợp.

Mức nguy cơ cao (màu cam) là các F0, tuổi từ 65 trở lên và không mắc bệnh lý nền; hoặc phụ nữ có thai; hoặc trẻ em dưới 5 tuổi; hoặc SpO2 từ 93% đến 94%.

Nhóm này được chỉ định nhập viện càng sớm càng tốt, chuyển đến bệnh viện thuộc “Tầng 3 của tháp điều trị”, các bệnh viện điều trị COVID-19 nặng.

Mức nguy cơ rất cao (màu đỏ) là các F0 tuổi từ 65 tuổi trở lên và mắc một trong các bệnh lý nền; hoặc người bệnh trong độ tuổi bất kỳ đang trong tình trạng cấp cứu; hoặc SpO2 từ 92% trở xuống; hoặc người bệnh đang có tình trạng thở máy, đang có ống mở khí quản, liệt tứ chi, hoặc đang điều trị hóa xạ trị.

Nhóm này có chỉ định nhập viện ngay đến bệnh viện thuộc “Tầng 3 của tháp điều trị”, các bệnh viện điều trị COVID-19 nặng. Xử trí tình trạng cấp cứu trước, trong và sau khi vận chuyển đến bệnh viện.

Hướng dẫn của Bộ Y tế cũng lưu ý việc phân loại theo các mức độ nguy cơ cần căn cứ vào tình hình dịch bệnh, công tác thu dung và kết quả điều trị, ngành y tế từng địa phương có thể kịp thời điều chỉnh, bổ sung phân loại nguy cơ nếu thấy cần thiết để có biện pháp xử trí người bệnh nhanh chóng, an toàn, hiệu quả.

Nhân viên y tế cần xử trí phân loại nhanh người nhiễm SARS-CoV-2, ưu tiên tất cả những người được phân loại mức ”nguy cơ rất cao” được đưa đến cơ sở y tế phù hợp gần nhất.

Trong trường hợp đang tiến hành phân loại nhưng người bệnh có tình trạng cấp cứu cần can thiệp ngay thì không tiến hành áp dụng các nội dung xử trí theo hướng dẫn trên mà tiến hành vận chuyển và bố trí giường điều trị tại các bệnh viện kịp thời cho người bệnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ghi nhận thêm 4.564 ca mắc COVID-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO