(TN&MT)- Phụ nữ là một nửa của thế giới. Trong xã hội, phụ nữ là những người tạo nên các mối liên hệ với môi trường, vừa là đối tượng vừa là chủ thể quan trọng của công tác bảo vệ môi trường...
Trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 6 Đại hội đồng Quỹ môi trường toàn cầu (GEF 6) đang tổ chức tại Đà Nẵng, ngày 28/6 đã diễn ra phiên thảo luận bàn tròn cấp cao song song với chủ đề: “Giới và môi trường”.
Tham dự phiên họp có bà Anna-Karin Jatfors- Phó giám đốc UN Women khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, ông Howard Bamsey- Giám đốc điều hành Quỹ Khí hậu Xanh; bà Bernadette Resurrection- chuyên gia giới tính cao cấp Viện Môi trường; cùng nhiều đại biểu đến từ nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới.
Nhiều đại biểu nhận định rằng, sự tham gia tích cực của phụ nữ là điều cần thiết cho cách tiếp cận tổng thể, đa ngành và liên ngành cần thiết để bảo vệ môi trường cho các thế hệ tương lai. Nhưng vai trò và lãnh đạo của phụ nữ không được công nhận hoặc đánh giá thấp. Hơn nữa, bất bình đẳng xã hội và kinh tế giữa nam giới và phụ nữ cũng thường xuyên làm suy yếu quản lý môi trường âm thanh...
Để phát triển các giải pháp có ý nghĩa đối với các thách thức môi trường, cần có những nỗ lực trên nhiều mặt trận, bao gồm cả việc thúc đẩy tiếng nói bình đẳng trong lập kế hoạch và ra quyết định, tạo cơ hội cho cả phụ nữ và nam giới phát triển và hỗ trợ các giải pháp về khí hậu, năng lượng, thực phẩm, đô thị bền vững.
Bà Anna- Karin Jatfors- Phó giám đốc UN Women khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho rằng, phụ nữ đóng vai trò quan trọng nhưng lại không được công nhận hoặc bị đánh giá thấp trên một số lĩnh vực trên toàn cầu, vì thế câu hỏi đặt ra ở đây là làm cách nào để triển khai được các chính sách cho phụ nữ.
“Phiên họp lần này sẽ tạo thuận lợi cho một cuộc thảo luận về các điểm vào hiệu quả để thúc đẩy bình đẳng giới để giải quyết các nguyên nhân gây suy thoái môi trường cũng như các cơ hội cụ thể về cách cộng đồng môi trường có thể hỗ trợ chính sách và tài trợ tốt hơn về giới. Chúng ta cần căn cứ trên 3 khía cạnh là giới tính, các chính sách và điều kiện môi trường tác động, vì bản thân chúng tôi tin rằng phụ nữ dù ở bất cứ nơi nào nên được trao quyền bình đẳng và cơ hội. Tuy nhiên, trong thực tế thì phụ nữ lại bị đối xử không công bằng ví dụ điển hình là trong hôn nhân hay trong công việc; hiện 80% việc nhà trong gia đình là phụ nữ phải gánh vác...”, bà Anna nói.
Theo tìm hiểu, ước tính toàn cầu có khoảng 43% lực lượng nông nghiệp là phụ nữ nhưng chỉ có 20% chủ sở hữu đất là phụ nữ. Hằng năm, phụ nữ và trẻ em dành khoảng 73 tỉ giờ lấy nước.
Vị trí người phụ nữ trong xã ngày càng thay đổi, họ yêu cầu ngày càng cao hơn và được đề cử, tham gia vào các dự án .Nhưng phụ nữ lại không có cơ hội phát triển bản thân mình như họ mong muốn vì phải phụ thuộc vào vấn đề giới tính. Đa số các đại biểu nhất trí rằng phải đưa ra giải pháp giới thiệu quan trọng về giới tính, kế hoạch hành động, đưa ra các quỹ hoặc sử dụng các dịch vụ truyền thông truyền tải thông tin đến các quốc gia.
Ông Howard Bamsey thông tin đã có quỹ đầu tư hơn 100 triệu để giúp bảo vệ quyền phụ nữ. Mục đích là bởi vì phụ nữ không được phép tiếp cận tới những kiến thức hoặc là đầu tư vào đất đai, và xã hội nên chúng ta cần trao cơ hội có thể giúp đỡ họ, chúng ta cần đầu tư vào kinh tế, vào giáo dục... nhằm thúc đẩy đề cao vai trò phụ nữ.
Cũng tại phiên thảo luận, bà Trần Thu Thủy- Giảng viên giới Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trình bày rằng chất lượng phụ nữ Việt Nam đang được chú trọng và tại hội nghị GEF 6 lần này, tổ chức của bà đã đưa ra một số chính sách và được chấp thuận để bảo vệ quyền phụ nữ, luật pháp phụ nữ.
“Giáo dục phụ nữ ở Việt Nam không có sự phân biệt giới tính nhưng trong một vài môi trường cụ thể như công nghệ thông tin thì họ chưa được thể hiện nhiều như nam giới, nên phụ nữ Việt Nam rất cân nhắc trong việc lựa chọn nghề nghiệp sau này. Hi vọng thông qua hội nghị sẽ có nhiều cơ hội giúp phụ nữ có thêm kiến thức; và các tổ chức cùng nhau chia sẻ quan điểm tại GEF để thúc đẩy quyền lợi và bảo vệ phụ nữ...”, bà Thủy nêu ý kiến.
Cuối phiên, các đại biểu cũng đã cùng nhau chia sẻ, thảo luận về vai trò của phụ nữ trong quá trình tái cơ cấu, xây dựng một nền kinh tế xanh, cac bon thấp, thân thiện với môi trường và giảm phụ thuộc vào nguồn tài nguyên tự nhiên; trong hoạt động truyền thông, giám sát dựa vào cộng đồng nhằm hạn chế các hoạt động phá huỷ thiên nhiên, không xả thải gây ô nhiễm ra môi trường...