Tổng Giám đốc Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, ông Achim Steiner cho biết, các quốc gia có gánh nặng nợ nần lớn nhất và thiếu khả năng tiếp cận tài chính cũng đang bị kiệt quệ bởi nhiều cuộc khủng hoảng khác, nằm trong số những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tác động của COVID-19 đối với nền kinh tế, cũng như tác động của nghèo đói và tình trạng khẩn cấp về khí hậu đang gia tăng.
Ông nói thêm: “Đã đến lúc giải quyết khoảng cách ngày càng lớn giữa các nước giàu và nghèo, thay đổi cục diện đa phương…”.
Trong một báo cáo mới đây của UNDP về kế hoạch khuyến khích các mục tiêu phát triển bền vững (SDG), UNDP cho rằng có thể giải phóng không gian tài khóa bằng cách mở rộng khả năng tiếp cận nguồn tài trợ có kỳ hạn dài và chi phí thấp hơn - hai trong số các lĩnh vực trọng tâm được đưa ra trong Kế hoạch khuyến khích của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về SDG, được đưa ra tuần trước.
17 SDG cung cấp kế hoạch chi tiết cho một tương lai “xanh” hơn, công bằng hơn và có thời hạn hoàn thành vào năm 2030. Ông George Grey Molina, nhà kinh tế trưởng của UNDP cho rằng các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển không thể tài trợ cho tiến độ thực hiện các Mục tiêu hoặc các cam kết về khí hậu, nếu họ đang vay ở mức lên tới 14% mặc dù cũng đang trả hơn 20% tổng thu nhập cho mức chi trả nợ.
Theo ông, UNDP cho rằng chỉ có thể có hàng tỷ khoản tiết kiệm nếu chúng ta nhất trí rằng đã đến lúc giảm thiểu rủi ro cho phát triển và tài trợ cho khí hậu. Báo cáo còn chỉ ra khoản bổ sung 120 tỷ USD trong khoản tiết kiệm bằng cách “tái cấp vốn” cho khoản nợ trái phiếu của các quốc gia có thu nhập trung bình theo lãi suất của chủ nợ chính thức.
Báo cáo cũng nhấn mạnh tiềm năng giảm chi phí vay cho các khoản đầu tư phù hợp với SDG và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.