Theo đó, 4 đơn vị Việt Nam và Slovakia sẽ ký kết trong đầu tư công nghệ xử lý nước bể bơi và nước thải sinh hoạt theo tiêu chuẩn Châu Âu tại Việt Nam gồm: Công ty cổ phần Zen Việt Nam, Công ty CP Đầu tư nghỉ dưỡng Việt Nhật, Công ty Thiết bị công nghệ và xây dựng TEC và Công ty chuyên hỗ trợ hợp tác đầu tư và ứng dụng công nghệ cao Tivaj (Cộng hòa Slovakia).
Hiện nay, việc sử dụng hóa chất làm sạch nước bể bơi gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người; hay thảm họa nước thải bẩn, nhiễm độc từ các cơ sở kinh doanh, nhà máy sản xuất, các khu chế biến... đang trở thành vấn đề được xã hội quan tâm. Vì lẽ đó, việc ký kết đầu tư và giới thiệu công nghệ xử lý nước thải, nước bể bơi theo tiêu chuẩn Châu Âu giữa các đơn vị của Việt Nam và Cộng hòa Slovakia được xem là góp phần tạo thêm giải pháp để xử lý nguồn nước.
Các đơn vị Việt Nam và Slovakia ký kết hợp tác đầu tư |
Theo công nghệ mới có tên LifeOX – M technology, sau khi xử lý, nồng độ Clo dư trong nước có thể đạt ở mức 0,15mg/l, trong khi nồng độ clo dư hiện tại được chấp nhận ở các bể bơi thông thường tại Việt Nam là 0,3 đến 0,5 mg/l. Nước bể bơi sẽ không có mùi, hạn chế tối đa việc ảnh hưởng xấu tới da, tóc và những tác dụng không mong muốn khác. Hiện nay, việc sử dụng hóa chất làm sạch nước bể bơi gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người; hay thảm họa nước thải bẩn, nhiễm độc từ các cơ sở kinh doanh, nhà máy sản xuất, các khu chế biến... đang trở thành vấn đề được xã hội quan tâm. Vì lẽ đó, việc ký kết đầu tư và giới thiệu công nghệ xử lý nước thải, nước bể bơi theo tiêu chuẩn Châu Âu giữa các đơn vị của Việt Nam và Cộng hòa Slovakia được xem là góp phần tạo thêm giải pháp để xử lý nguồn nước.
Đối với việc xử lý nước thải sinh hoạt thông thường, công nghệ áp dụng là VFL Technology - phát minh của nhà sáng chế người Slovakia – Kỹ sư Juraj Csefalvay. Hiện nay, công nghệ này đã được sử dụng ở Châu Âu và rất nhiều nước trên thế giới.
PV