(TN&MT) - Mỗi khi nhắc đến mảnh đất Huế, ngoài hệ thống đền, đài, lăng tẩm vốn đã nổi tiếng... nhà vườn là tài sản giá trị tạo nên vẻ đẹp di sản kiến trúc, văn hóa nơi vùng đất Cố đô.Theo số liệu nghiên cứu do Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế phối hợp với Đại học nữ Chiêu Hòa (Sowoa) Tokyo (Nhật Bản) tiến hành điều tra, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện có khoảng 690 ngôi nhà truyền thống (còn gọi là nhà rường). Trong đó riêng TP. Huế còn khoảng 330 nhà, bao gồm các loại hình phủ đệ và nhà ở của dân, đều gắn với mảnh vườn rộng ít nhất từ 400m2 trở lên để tạo nét đặc trưng nhà vườn Huế.
Nhà nghiên cứu Huế - Phan Thuận An nhận định rằng: “Nhà vườn Huế là sư kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người. Đó là môi trường thích hợp nhất để bảo tồn thuần phong mỹ tục của dân tộc, trong đó, có đạo lý truyền thống gia đình. Nhìn cảnh quan của một nhà vườn Huế, con người có thể nhận ra được tâm hồn và phong cách sống của chủ nhân...”.
Không gian đẹp của nhà vườn Huế phần lớn tọa lạc tại phường Kim Long, Gia Hội, Vỹ Dạ, Phú Mộng, Phường Đúc, Bao Vinh, Nguyệt Biều... Trong đó, sản phẩm du lịch nhà vườn như: Nhà vườn An Hiên ở Kim Long, nhà vườn Phủ thờ Công chúa Ngọc Sơn, nhà vườn phủ Vĩnh Quốc Công, nhà vườn Thường Lạc, nhà vườn Gia Hưng Vương... đang là thế mạnh của du lịch Huế.
Huế có rất nhiều nhà vườn nguyên là phủ đệ của các ông hoàng, bà chúa, hoàng thân, quốc thích xưa... được xây dựng qua nhiều thời kỳ khác nhau.
Đến thăm Nhà vườn Xuân Viên Tiểu Cung của mệ Phạm Thị Túy (22/3 Phú Mộng, phường Kim Long, TP. Huế), chúng tôi thật sự ấn tượng với vẻ đẹp của nó. Đây là một trong những ngôi nhà rường, nhà vườn mẫu mực ở Huế cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Được biết, ngôi nhà vốn là tư phủ của quan Thượng thư Bộ Lễ triều đình Huế - Phạm Hữu Ðiển.
Mệ Túy là người trong dòng tộc của quan Phạm Hữu Điển, năm nay đã hơn 90 tuổi nhưng khá minh mẫn để dẫn mọi người đi xem khu vườn nhà mình. Ngôi nhà chính có 3 gian 2 chái, có tiền đường dành cho việc thờ phụng tổ tiên, với trang trí nội thất khá đặc trưng như các bức đại tự, hoành phi, đối, liễn... Ngôi nhà ngang cũng thiết kế theo kiểu ba gian, hai chái nối với nhà chính bằng một mái nhà cầu xinh xắn, khép kín với khu bếp ở hậu hiên. Tòa nhà lợp ngói liệt, ẩn mình dưới vườn cây rộng và xanh ngát, tạo nên một không gian yên bình đến lạ...
Trong khi đó, Nhà vườn An Hiên (58 đường Nguyễn Phúc Nguyên, thôn Xuân Hòa, phường Hương Long, TP. Huế) nằm quay mặt về phía dòng sông Hương thơ mộng. Đây được xem là khu nhà vườn đẹp nhất đến nay ở vùng đất Cố đô với tuổi đời hơn 110 năm; nằm khá gần chùa Thiên Mụ và cũng không xa Kinh thành Huế.
An Hiên được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 19. Ban đầu, ngôi nhà thuộc về công chúa thứ 18 của vua Dục Ðức. Năm 1920, An Hiên thuộc quyền quản lý của ông Tùng Lễ. Năm 1936, ông Tùng Lễ bán lại ngôi nhà cho ông Nguyễn Đình Chi. Năm 1940, Nguyễn Đình Chi qua đời và để lại khu nhà vườn cho bà Đào Thị Xuân Yến (vợ ông) quản lý. Bà Đào Thị Xuân Yến cũng là chủ sở hữu dài nhất và là người đưa nhà vườn An Hiên ra phát triển mạnh hơn cả. Mặc dù, đã trải qua hơn một thế kỷ tồn tại, nhưng không gian kiến trúc của ngôi nhà vẫn giữ được đặc tính cổ xưa của nó cho đến nay.
Độc đáo, thu hút là vậy nhưng nhiều nhà vườn Huế hiện nay đang xuống cấp nghiêm trọng. Mới đây, HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế ban hành Đề án “Chính sách hỗ trợ, bảo vệ và hỗ trợ nhà vườn Huế đặc trưng”. Theo đó, sẽ tập trung từ 25 - 40 nhà vườn Huế đặc trưng để hỗ trợ bảo tồn trong giai đoạn 2015 - 2020. Tùy theo quy mô, vị trí, giá trị kiến trúc, văn hóa, lịch sử, hiện trạng nhà vườn sẽ được hỗ trợ đến 700 triệu đồng/nhà (loại 1), không quá 500 triệu đồng/nhà (loại 2) và không quá 400 triệu đồng/nhà (loại 3) để trùng tu, hỗ trợ người dân giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, nâng cao giá trị hình ảnh Cố đô Huế.
Ông Phan Thiên Định, Giám đốc Sở KH&ĐT Thừa Thiên - Huế cho biết: “Sở cùng Sở Tài chính đã chuẩn bị những kế hoạch xây dựng quy hoạch trong các khu nhà vườn. Không gian nhà vườn sẽ được khuyến cáo xây dựng và xây dựng như thế nào để vừa bảo vệ các giá trị văn hóa, vừa đáp ứng nhu cầu cuộc sống người dân. Mọi công tác chuẩn bị về xây dựng và kinh phí cụ thể sẽ được trình lên để UBND tỉnh thực hiện Đề án...”.
Có thể nói, với sự đồng hành của chính quyền và người dân, nhà vườn Huế đã và đang là điểm tham quan lý tưởng, làm say đắm lòng du khách mỗi lần đến với đất Huế mộng mơ.
Nhà nghiên cứu Huế - Phan Thuận An nhận định rằng: “Nhà vườn Huế là sư kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người. Đó là môi trường thích hợp nhất để bảo tồn thuần phong mỹ tục của dân tộc, trong đó, có đạo lý truyền thống gia đình. Nhìn cảnh quan của một nhà vườn Huế, con người có thể nhận ra được tâm hồn và phong cách sống của chủ nhân...”.
Không gian đẹp của nhà vườn Huế phần lớn tọa lạc tại phường Kim Long, Gia Hội, Vỹ Dạ, Phú Mộng, Phường Đúc, Bao Vinh, Nguyệt Biều... Trong đó, sản phẩm du lịch nhà vườn như: Nhà vườn An Hiên ở Kim Long, nhà vườn Phủ thờ Công chúa Ngọc Sơn, nhà vườn phủ Vĩnh Quốc Công, nhà vườn Thường Lạc, nhà vườn Gia Hưng Vương... đang là thế mạnh của du lịch Huế.
Huế có rất nhiều nhà vườn nguyên là phủ đệ của các ông hoàng, bà chúa, hoàng thân, quốc thích xưa... được xây dựng qua nhiều thời kỳ khác nhau.
Đến thăm Nhà vườn Xuân Viên Tiểu Cung của mệ Phạm Thị Túy (22/3 Phú Mộng, phường Kim Long, TP. Huế), chúng tôi thật sự ấn tượng với vẻ đẹp của nó. Đây là một trong những ngôi nhà rường, nhà vườn mẫu mực ở Huế cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Được biết, ngôi nhà vốn là tư phủ của quan Thượng thư Bộ Lễ triều đình Huế - Phạm Hữu Ðiển.
Mệ Túy là người trong dòng tộc của quan Phạm Hữu Điển, năm nay đã hơn 90 tuổi nhưng khá minh mẫn để dẫn mọi người đi xem khu vườn nhà mình. Ngôi nhà chính có 3 gian 2 chái, có tiền đường dành cho việc thờ phụng tổ tiên, với trang trí nội thất khá đặc trưng như các bức đại tự, hoành phi, đối, liễn... Ngôi nhà ngang cũng thiết kế theo kiểu ba gian, hai chái nối với nhà chính bằng một mái nhà cầu xinh xắn, khép kín với khu bếp ở hậu hiên. Tòa nhà lợp ngói liệt, ẩn mình dưới vườn cây rộng và xanh ngát, tạo nên một không gian yên bình đến lạ...
Trong khi đó, Nhà vườn An Hiên (58 đường Nguyễn Phúc Nguyên, thôn Xuân Hòa, phường Hương Long, TP. Huế) nằm quay mặt về phía dòng sông Hương thơ mộng. Đây được xem là khu nhà vườn đẹp nhất đến nay ở vùng đất Cố đô với tuổi đời hơn 110 năm; nằm khá gần chùa Thiên Mụ và cũng không xa Kinh thành Huế.
An Hiên được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 19. Ban đầu, ngôi nhà thuộc về công chúa thứ 18 của vua Dục Ðức. Năm 1920, An Hiên thuộc quyền quản lý của ông Tùng Lễ. Năm 1936, ông Tùng Lễ bán lại ngôi nhà cho ông Nguyễn Đình Chi. Năm 1940, Nguyễn Đình Chi qua đời và để lại khu nhà vườn cho bà Đào Thị Xuân Yến (vợ ông) quản lý. Bà Đào Thị Xuân Yến cũng là chủ sở hữu dài nhất và là người đưa nhà vườn An Hiên ra phát triển mạnh hơn cả. Mặc dù, đã trải qua hơn một thế kỷ tồn tại, nhưng không gian kiến trúc của ngôi nhà vẫn giữ được đặc tính cổ xưa của nó cho đến nay.
Độc đáo, thu hút là vậy nhưng nhiều nhà vườn Huế hiện nay đang xuống cấp nghiêm trọng. Mới đây, HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế ban hành Đề án “Chính sách hỗ trợ, bảo vệ và hỗ trợ nhà vườn Huế đặc trưng”. Theo đó, sẽ tập trung từ 25 - 40 nhà vườn Huế đặc trưng để hỗ trợ bảo tồn trong giai đoạn 2015 - 2020. Tùy theo quy mô, vị trí, giá trị kiến trúc, văn hóa, lịch sử, hiện trạng nhà vườn sẽ được hỗ trợ đến 700 triệu đồng/nhà (loại 1), không quá 500 triệu đồng/nhà (loại 2) và không quá 400 triệu đồng/nhà (loại 3) để trùng tu, hỗ trợ người dân giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, nâng cao giá trị hình ảnh Cố đô Huế.
Ông Phan Thiên Định, Giám đốc Sở KH&ĐT Thừa Thiên - Huế cho biết: “Sở cùng Sở Tài chính đã chuẩn bị những kế hoạch xây dựng quy hoạch trong các khu nhà vườn. Không gian nhà vườn sẽ được khuyến cáo xây dựng và xây dựng như thế nào để vừa bảo vệ các giá trị văn hóa, vừa đáp ứng nhu cầu cuộc sống người dân. Mọi công tác chuẩn bị về xây dựng và kinh phí cụ thể sẽ được trình lên để UBND tỉnh thực hiện Đề án...”.
Có thể nói, với sự đồng hành của chính quyền và người dân, nhà vườn Huế đã và đang là điểm tham quan lý tưởng, làm say đắm lòng du khách mỗi lần đến với đất Huế mộng mơ.