Độc đáo hội thi thêu khăn Piêu tại Sơn La

11/03/2018 21:09

(TN&MT) – Trong khuôn khổ Lễ hội Mùa Hoa ban thành phố Sơn La năm 2018, phần thi thêu khăn Piêu là một trong những điểm nhấn đặc sắc, tạo ấn tượng với người dân và du khách.

Phần thi khăn Piêu đặc sắc, thể hiện sự tinh tế, khéo léo của người con gái Thái.
Phần thi khăn Piêu đặc sắc, thể hiện sự tinh tế, khéo léo của người con gái Thái.

Khăn Piêu là vật phẩm gắn liền với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Thái, với ý nghĩa rất mộc mạc, giản dị và cũng rất độc đáo. Khi người Thái lên nương, xuống ruộng, khăn Piêu giúp che nắng che mưa; mùa đông lạnh thì giữ ấm; và là vật linh thiêng với người phụ nữ Thái cho đến khi qua đời.

Bởi thế, phần thi thêu khăn Piêu là một trong những nội dung độc đáo, với mục đích bảo tồn, gìn giữ, phát huy nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái. Đồng thời, là cơ hội để các thí sinh giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau về sự khéo léo trong quá trình thêu khăn, để làm sao giữ gìn, bảo tồn nét đẹp này cho con cháu mai sau.

Để thêu một chiếc khăn Piêu cần rất nhiều thời gian, công sức, tỉ mỉ từng đường kim, mũi chỉ…
Để thêu một chiếc khăn Piêu cần rất nhiều thời gian, công sức, tỉ mỉ từng đường kim, mũi chỉ…
Để thêu một chiếc khăn Piêu cần rất nhiều thời gian, công sức, tỉ mỉ từng đường kim, mũi chỉ…

Phần thi năm nay có sự tham dự của 12 thí sinh đến từ 12 xã, phường trên địa bàn thành phố. Theo những người thợ thêu, để thêu hoàn thiện một chiếc khăn Piêu cần thời gian đến hơn 2 tuần. Bởi thế, tại lễ hội, tiêu chí giành chiến thắng là đội nào thêu nhanh, thêu được nhiều, đúng kỹ thuật và thẩm mỹ cao.

Khăn Piêu là sản phẩm thể hiện nét độc đáo tạo nên bản sắc trong trang phục của người Thái đen. Giống như cách làm thổ cẩm truyền thống, khăn Piêu được dệt từ sợi bông sau đó nhuộm chàm. Tới khi vải khô, người phụ nữ Thái mới bắt đầu thêu lên những hoa văn sặc sỡ và bắt mắt. Có 3 loại hoa văn được thêu trên mỗi chiếc khăn là tà leo, cút piêu và sai peng. Trong đó, tà leo là vật trừ đuổi tà ma, bảo vệ thần hồn cho người đội khăn. Cút piêu là vật cao quý của người bề trên và sai peng là dây tình của đôi lứa. 3 loại hoa văn này chỉ được thêu ở 2 đầu chiếc khăn.

Quy trình thêu 1 khăn Piêu là xác định kích cỡ, các chiều phải vuông góc với nhau, đầu tiên là thêu vòng chỉ trắng làm cố định, tiếp đó vòng ngoài gần chỉ trắng là chỉ đỏ, hồng, vàng... Khi thêu các viền làm sao cho hài hòa, sáng tạo, độc đáo.
Quy trình thêu 1 khăn Piêu là xác định kích cỡ, các chiều phải vuông góc với nhau, đầu tiên là thêu vòng chỉ trắng làm cố định, tiếp đó vòng ngoài gần chỉ trắng là chỉ đỏ, hồng, vàng... Khi thêu các viền làm sao cho hài hòa, sáng tạo, độc đáo.
Mỗi một hoa văn trên chiếc khăn Piêu như cách ứng xử của người con gái Thái với thiên nhiên và bản làng.
Mỗi một hoa văn trên chiếc khăn Piêu như cách ứng xử của người con gái Thái với thiên nhiên và bản làng.

Còn họa tiết trên khăn là những con vật gần gũi, những cây cối, hình ảnh mặt trăng và hình đan lát của người phụ nữ Thái. Khăn Piêu là sự kết hợp độc đáo, khéo léo giữa màu sắc và hoa văn, sự sáng tạo của mỗi cô gái khiến cho hoa văn càng thêm sinh động, cuộc sống sinh hoạt đời thường, tình yêu thiên nhiên, bản làng dường như được tái hiện trên những chiếc khăn piêu. Mỗi một hoa văn như cách ứng xử của người con gái Thái với thiên nhiên và bản làng.

Qua phần thi, đã giúp du khách chiêm ngưỡng đôi bàn tay khéo léo và sự kỳ công khi thêu một chiếc khăn Piêu. Mỗi cô gái Thái, khi lên tuổi 12, sẽ được bố mẹ truyền cho nghề thêu thùa. Sau này, khi người con gái Thái lập gia đình, chiếc khăn Piêu là một món quà quý giá tặng cho gia đình chồng. Ngày nay, chiếc khăn piêu còn vượt qua bản làng nhỏ của người Thái để thành món quà lưu niệm đến với du khách gần xa.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Độc đáo hội thi thêu khăn Piêu tại Sơn La
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO