Đến nay, 5/10 huyện đã triển khai thực hiện việc giao đất, giao rừng và cấp GCN lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình cá nhân. |
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện đã có 10/10 huyện, thị xã, thành phố đã chủ động tuyên truyền phố biến Luật Đất đai, Luật Lâm nghiệp và các cơ chế chính sách cho người dân. Thành lập Ban Chỉ đạo và tổ công tác giúp việc thực hiện giao đất, giao rừng và xây dựng kế hoạch thực hiện giao đất, giao rừng, cấp GCNQDSĐ lâm nghiệp 2019 – 2023 trên địa bàn cấp huyện.
Cùng với đó, 9/10 huyện, thi, thành phố xây dựng phương án kỹ thuật – dự toán kinh phí rà soát, hoàn chỉnh thủ tục giao đất, giao rừng và cấp GCNQSDĐ giai đoạn 2019 -2023 của các huyện. 5/10 huyện đã triển khai thực hiện việc giao đất, giao rừng và cấp GCN lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình cá nhân.
Điện Biên đã thực hiện việc thực hiện giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đât cho 16.406,73ha diện tích đất có rừng. |
Tuy nhiên, theo đánh giá của cơ quan chuyên môn thì việc triển khai thực hiện giao đất, giao rừng và cấp GCN lâm nghiệp, giai đoạn 2019 -2023 trên địa bàn tỉnh Điện Biên còn chậm do thiếu kinh phí thực hiện, trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, lực lượng quản lí, bảo vệ đất, rừng còn mỏng. Sự vào vào cuộc của các cấp, các ngành và UBND cấp huyện, cấp xã chưa quyết liệt; diện tích đất lâm nghiệp lớn, địa hình bị chia cắt mạnh, không tập trung, giao thông đi lại khó khăn.
Theo đó, giải pháp thực hiện trong thời gian tới là tổ chức triển khai giao đất, cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp và tập huấn cho UBND các huyện, thị xã, thành phố. Trước mắt dự kiến thí điểm tại huyện Mường Nhé theo dự án trồng mắc ca. Song song với đó, rà soát toàn bộ quỹ đất lâm nghiệp chưa có rừng để thực hiện trồng cây mắc ca.
UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền Luật Lâm nghiệp, Luật Đất đai và các cơ chế chính sách để người dân hiểu và chung tay tham gia giao đất, cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp chưa có rừng.
Tỉnh Điện Biên yêu cầu rà soát toàn bộ quỹ đất lâm nghiệp chưa có rừng để thực hiện trồng cây mắc ca. Trong ảnh: Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Nguyễn Văn Thắng (áo trắng) khảo sát tại khu vực trồng cây mắc ca, xã Sen Thượng, huyện Mường Nhé. |
Đồng thời rà soát diện tích, số thửa đất lâm nghiệm dự kiến giao cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; xem xét phương án dồn điền đổi thửa để tạo ô, thửa liền khoảnh để thực hiện khoanh nuôi, trồng rừng. Khuyến khích liên kết sản xuất, tích tụ đất đai để hình thành vùng trồng thâm canh cây mắc ca tập trung; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư, phát triển cây mắc ca.
Riêng đối với vùng quy hoạch trồng mắc ca hoặc dự án trồng rừng khác; chủ đầu tư (doanh nghiệp hoặc công ty) sẽ tự bỏ kinh phí thực hiện đo đạc, cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân để thực hiện liên doanh, liên kết, góp vốn hoặc nhận chuyển nhượng để thuê đất theo quy định.