Xã hội

Điện Biên: Chú trọng công tác đào tạo nghề cho hội viên nông dân

Hoàng Châu 11/09/2024 - 12:40

(TN&MT) - Xác định công tác đào tạo nghề là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo tại địa phương. Hội Nông dân tỉnh Điện Biên đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đào tạo nghề, định hướng nghề nghiệp bằng nhiều hình thức, nhằm nâng cao nhận thức người dân trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp.

Nhằm đáp ứng yêu cầu học nghề, tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người nông dân, thời gian qua, công tác đào tạo nghề cho lực lượng lao động nông thôn luôn được cấp ủy, chính quyền các địa phương chú trọng. Trong đó, việc đa dạng hóa và đổi mới các hình thức đào tạo mà Trung tâm Hỗ trợ nông dân - Hội Nông dân tỉnh đang thực hiện được đánh giúp cho nhiều hội viên, nông dân có thêm kiến thức, kỹ năng ứng dụng vào sản xuất, chăn nuôi để cải thiện thu nhập.

Ông Lù Văn Thanh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Điện Biên, cho biết: Những năm qua, Trung tâm Hỗ trợ nông dân - Hội Nông dân tỉnh luôn đa dạng hóa và đổi mới các hình thức đào tạo giúp cho nhiều hội viên, ND có thêm kiến thức, kỹ năng ứng dụng vào sản xuất, chăn nuôi để cải thiện thu nhập.

images3203176_nghe.jpg
Hội viên nông dân bản Phiêng Ban, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên được dạy nghề trồng nấm.

Trong năm qua, Trung tâm đã mở 12 lớp dạy nghề cho gần 500 học viên ND tham gia.các huyện, thị, thành phố phối hợp tổ chức 95 lớp dạy nghề cho 3.325 người. Các lớp dạy nghề tập trung vào nông nghiệp như: Kỹ thuật trồng thâm canh cây ăn quả; trồng và bảo quản nấm; kỹ thuật trồng rau an toàn…

Qua các lớp dạy nghề nhiều lao động vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số được nâng cao tay nghề. Sau dạy nghề chúng tôi đều tổ chức kiểm tra, đánh giá việc triển khai, áp dụng vào thực tiễn của học viên. Việc đào tạo nghề cho ND đã góp phần thay đổi ngành nghề, tạo việc làm mới, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, nhất là bà con dân tộc thiểu số.
Theo kế hoạch, mỗi năm tỉnh Điện Biên phấn đấu đào tạo nghề cho khoảng 8.500 lao động; phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo có việc làm ổn định trên địa bàn toàn tỉnh đạt khoảng 80%.

Với việc xác định phương hướng đào tạo nghề cho hội viên, ND là giải pháp quan trọng trong phát triển nông nghiệp và góp phần xây dựng nông thôn mới, thời gian tới, Hội ND tỉnh tiếp tục rà soát nhu cầu học nghề của lao động trên địa bàn, từ đó, định hướng những ngành nghề phù hợp cho người lao động và tập trung nâng cao chất lượng đào tạo nghề; đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong việc tuyên truyền, tư vấn việc làm, hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho hội viên ND có nhu cầu.

img_5352c339039.jpg
Học viên Lớp trồng và quản lý dịch hại trên cây ngô tại xã Thanh Nưa (huyện Điện Biên) tham gia thực hành.

Đến nay, nhiều cơ sở Hội ở các địa phương đã tổ chức đào tạo nghề theo đúng nhu cầu của người dân. Từ đó xây dựng được nhiều mô hình sản xuất, phát triển kinh tế có hiệu quả cao, như: Mô hình trồng nấm, trồng ngô, chăn nuôi ở các xã Mường Lói, Thanh An, Thanh Hưng (huyện Điện Biên); mô hình chăn nuôi lợn ở xã Mường Toong (huyện Mường Nhé); mô hình chăn nuôi gia súc ở thị trấn Mường Chà (huyện Mường Chà)

Có thể thấy, thông qua các lớp dạy nghề nhằm góp phần nâng cao giá trị sử dụng đất nông nghiệp, nâng cao kiến thức áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình trồng trọt tạo điều kiện giúp cho hội viên ND tăng thu nhập, đồng thời cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm nông nghiệp an toàn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Điện Biên: Chú trọng công tác đào tạo nghề cho hội viên nông dân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO