Xã hội

Điện Biên: Cầu nối giúp nông dân phát triển kinh tế

Hoàng Châu 22/07/2024 - 19:12

(TN&MT) - Thời gian qua, các cấp hội nông dân (HND) trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã triển khai có hiệu quả nhiều nội dung hoạt động, từ đó trực tiếp hỗ trợ cán bộ, hội viên nông dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Để nâng cao đời sống nông dân, góp phần giảm thiểu hộ nghèo, HND các cấp trên địa bàn tỉnh đã tuyên truyền, vận động, khích lệ, động viên cán bộ, hội viên, nông dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, đổi mới cách nghĩ, cách làm vươn lên làm giàu chính đáng; tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Đồng thời, hoạt động tư vấn, dịch vụ, hỗ trợ, đào tạo nghề, phát triển các mô hình kinh tế, tổ hợp tác, HTX tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động nông thôn, nâng cao đời sống của nông dân. Qua đó, xuất hiện ngày càng nhiều hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.

dc009a9c44e3e43dmo-hinh-chan-nuoi-bo-cua-nong-dan-huyen-muong-ang..jpg
Mô hình chăn nuôi bò của nông dân huyện Mường Ảng.

Bà Vàng Thị Bình, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Điện Biên, cho biết: Trong 6 tháng đầu năm, các cấp hội tiếp tục tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân và Nhân dân thực hiện các nghị quyết, kết luận về phát triển kinh tế tập thể. Đẩy mạnh chương trình phối hợp hoạt động giữa Hội nông dân tỉnh với liên minh HTX.

Hướng dẫn, tư vấn cho nông dân xây dựng mô hình điểm về tổ hợp tác và HTX. Các cấp Hội đã tuyên truyền, phối hợp vận động thành lập mới 3 HTX về lĩnh vực nông nghiệp. Tập trung nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân, các hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác phát triển, thành lập các chi tổ hội nông dân nghề nghiệp thông qua nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân các cấp.

Đồng thời, tổ chức hội thảo “Giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng chi hội nông dân nghề nghiệp và tổ hội nông dân nghề nghiệp”. Hội Nông dân tỉnh đã khảo sát, phối hợp xây dựng chi hội nông dân nghề nghiệp kiểu mẫu tại xã Noong Luống, huyện Điện Biên, vận động thành lập chi hội nông dân nghề nghiệp trồng rau tại xã Mường Phăng, phường Him Lam, Tp Điện Biên Phủ.

z5615659598949_68cd8a48563ac8cf4b8ac5a052efa947.jpg
Các mô hình chăn nuôi, sản xuất của nông dân Điện Biên đã đem lại thu nhập cao cho người lao động.

Cùng với đó, để nâng cao hiệu quả các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề cho nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh. Hội nông dân tỉnh chỉ đạo HND các cấp tiếp tục phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động quỹ hỗ trợ nông dân.

Đến nay toàn tỉnh có 101 dự án phát triển chăn nuôi trâu, bò sinh sản, chăn nuôi lợn sinh sản, cho 689 hộ vay với tổng số tiền 28.446,88 triệu đồng. Các dự án được đầu tư cho phát triển sản xuất từng bước phát huy hiệu quả, giúp nông dân phát triển và mở rộng quy mô chăn nuôi, sản xuất.

Bên cạnh đó, các cấp Hội và trung tâm hỗ trợ nông dân đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt, các lớp dạy nghề ngắn hạn cho hội viên, nông dân. Hội nông dân tỉnh đã tổ chức 08 lớp tập huấn cho 600 hội viên tại các huyện Mường Nhé, Mường Ảng, Mường Chà, Tuần Giáo.

z5615606857748_f0dab6caae0e435badf4482e73c92855.jpg
Dự án chăn nuôi bò sinh sản đã phát huy hiệu quả, giúp nông dân phát triển và mở rộng quy mô chăn nuôi.

Trung tâm hỗ trợ nông dân tỉnh tổ chức 06 hội nghị tập huấn kiến thức nông nghiệp, hướng dẫn mở tài khoản trên sàn thương mại điện tử cho 480 hội viên tại huyện Điện Biên, Điện Biên Đông, tổ chức 04 lớp đào tạo nghề cho 140 hội viên, nông dân các huyện, thị, thành phố phối hợp tổ chức 57 lớp dạy nghề cho 1.967 người.

Có thể thấy, các hoạt động hỗ trợ nông dân đã và đang phát huy tốt hiệu quả, tạo động lực để hội viên nông dân trong tỉnh Điện Biên thi đua sản xuất, kinh doanh. Từ đó, giúp nông dân thay đổi nhận thức, tư duy sản xuất nông nghiệp từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất quy mô lớn, hiệu quả cao, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Điện Biên: Cầu nối giúp nông dân phát triển kinh tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO