Điện Biên: Cảnh báo nguy cơ xâm hại môi trường từ cây Mai Dương

10/04/2018 18:14

(TN&MT) - Cây Mai dương hay có tên gọi khác là cây trinh nữ thân gỗ, trinh nữ đầm lầy... được ngành chuyên môn cảnh báo là loại sinh vật ngoại lai xâm hại nguy...

(TN&MT) - Cây Mai dương hay có tên gọi khác là cây trinh nữ thân gỗ, trinh nữ đầm lầy... được ngành chuyên môn cảnh báo là loại sinh vật ngoại lai xâm hại nguy hiểm đến môi trường, đa dạng sinh học. Vài năm trở lại đây, loài cây này đã xuất trên địa bàn tỉnh Điện Biên, tập trung nhiều nhất ở 2/10 huyện thị, thành phố là T.P Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên, với diện tích khoảng 5,1 ha.
Cây mai dương xuất hiện và có thể phát triển mạnh, cạnh tranh về dinh dưỡng và ánh sáng với các loại cây khác
Cây mai dương xuất hiện và có thể phát triển mạnh, cạnh tranh về dinh dưỡng và ánh sáng với các loại cây khác
Đặc điểm nhận dạng cây mai dương thường mọc đơn lẻ hoặc từng bụi rải rác ven đường, bờ kênh; tạo thành thảm, đan xem dày đặc trên khu đất hoang, ven bờ sông Nậm Rốm. Tuy nhiên, với đặc tính sinh trưởng khỏe, có nhiều gai nhọn sắc, hệ thống rễ cọc cắm sâu trong đất nên cạnh trạnh mạnh về dinh dưỡng và ánh sáng với các loại cây khác.
 
Ghi nhận đến hiện tại, mặc dù loại cây này chưa có sự xâm lấn đến đất sản xuất nông nghiệp hoặc diện tích nuôi trồng thủy sản, nhưng với đặc tính của cây chứa chất mirnosin - tức một loại a xít amin có thể gây độc cho nhiều loài ảnh hướng xấu đến hệ sinh thái. Đặc biệt, cây mai dương có khả năng sinh sản lớn, hạt có lớp lông cứng dày, bám dính tốt, trôi nổi theo nguồn nước, lẫn trong đất cát trên sông để phát tán đi khắp nơi. Đặc biệt, cây có khả năng phát tán cao khi bị chặt hoặc bị đốt.
Cận cảnh cây mai dương
Cận cảnh cây mai dương
Đại diện phòng chuyên môn, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Điện Biên, cho biết: Cây mai dương là một loài sinh vật ngoại lai xâm hại nguy hiểm, đe dọa đối với môi trường và đa dạng sinh học. Cây có khả năng sinh trưởng, tái sinh mạnh theo cấp số nhân, thích nghi tốt với mọi điều kiện của môi trường, thổ nhưỡng và khó diệt trừ. Dự báo thời gian tới, loại cây này xuất hiện rải rác sẽ tạo thành thảm đan dày, nguy cơ xâm lấn đến đất nông nghiệp, ảnh hưởng quá trình canh tác, trồng trọt của nông dân. Dọc kênh mương, ven bờ sông Nậm Rốm cây mai dương đã phát tán và xâm lấn mạnh làm cản trở dòng chảy, giảm sự phát triển của các loài cá và các loài thủy sản khác. Bên cạnh đó, nguồn hạt của cây theo dòng chảy về vùng hạ lưu gây phát tán, lây lan diện rộng nếu không được phòng trừ sớm.
 
Ngoài những diện tích đất đã bị cây mai dương xâm lấn, một số người dân chưa nhận thức được mối nguy hại của cây đã tự trồng ở bờ ao chống xói mòn, làm hàng rào bảo vệ…
 
Trước nguy cơ xâm hại của cây mai dương đến môi trường, đa dạng sinh học, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên có công văn hướng dẫn biện pháp kỹ thuật diệt trừ cây mai dương. Tại khu vực cây mai dương xuất hiện rải rác từng đám nhỏ có thể áp dụng biện pháp thủ công, nhổ bỏ bằng tay, đào hết gốc rễ. Đối với các cây mọc ở bờ kênh mương, ven bờ suối chặt gốc trước mùa mưa lũ (tháng 2-7). Đây là thời điểm, điều kiện nóng ẩm Cây mai dương có tốc độ phát triển thân lá nhanh sau khi chặt bỏ cần được thu gom, để khô và đốt tiêu hủy. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc trừ cỏ.
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Điện Biên: Cảnh báo nguy cơ xâm hại môi trường từ cây Mai Dương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO