ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội  phổ biến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học 2018

13/06/2019 22:54

(TN&MT) - Sáng ngày 13/6, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tổ chức Hội nghị phổ biến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học 2018.

Hội nghị được tổ chức nhằm cung cấp những thông tin bổ sung của Luật Giáo dục đại học đến toàn thể các cán bộ, giảng viên của nhà trường, giúp hiểu rõ hơn về các điều khoản mới, qua đó phục vụ cho công việc quản lý, đào tạo của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trong giai đoạn sắp tới.

Tại Hội nghị, PGS.TS. Hoàng Phước Hiệp – Chủ nhiệm Khoa Luật Kinh tế đã trình bày những nội dung cơ bản trong Luật GDĐH 2018 và một số Điều khoản có thể sẽ ảnh hưởng đến nhà trường. Theo Phó Giáo sư Hoàng Phước Hiệp, khi nghiên cứu Luật GDĐH 2018 phải hết sức chú ý đến Văn bản hợp nhất Luật GDĐH số 42/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018 của Văn phòng Quốc hội. Nổi bật nhất là các điểm đáng chú ý sau:

Luật GDĐH 2018 quy định các loại hình cơ sở GDĐH bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt văn bằng đại học theo hình thức đào tạo. Xuất phát từ quy định chung này, tại khoản 2 Điều 38 Luật GDĐH 2019 nêu rõ: “Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của trình độ đào tạo theo quy định, hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của người học thì được Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học cấp văn bằng ở trình độ đào tạo tương ứng”.

.
Đông đảo cán bộ , giảng  viên nghe phổ biến

Luật GDĐH 2018 quy định gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động thị trường lao động được quy định tại Khoản 6 Điều 12 chỉ ra rằng, những hoạt động cần thiết cho một cơ sở GDĐH phát triển bền vững, đó là: Gắn đào tạo với nghiên cứu triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ; đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở GDĐH với doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ; có chính sách ưu đãi về thuế cho các sản phẩm khoa học và công nghệ của cơ sở GDĐH; khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tiếp nhận, tạo điều kiện để người học và giảng viên thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Bên cạnh đó theo Điều 32, Luật sửa đổi Luật GDĐH 2018 cũng  mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả của tự chủ đại học trong toàn hệ thống; Bỏ quy định hiệu trưởng trường đại học có nhiệm kỳ 5 năm; Giảng viên đại học có trình độ tối thiểu là thạc sĩ. Khoản 3 Điều 54 Luật GDĐH 2018 quy định  “Trình độ tối thiếu của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ, trừ chức danh trợ giảng; trình độ của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ thạc sĩ, tiến sĩ là tiến sĩ”. Luật GDĐH 2018 quy định rõ chức danh giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư. Luật cũng nhấn mạnh cơ sở GDĐH ưu tiên tuyển dụng người có trình độ tiến sĩ làm giảng viên; phát triển, ưu đãi đội ngũ giáo sư đầu ngành để phát triển các ngành đào tạo.

Một số nội dung khác của Luật GDĐH 2018 cũng được PGS.TS. Hoàng Phước Hiệp nêu ra, đó là các quy định về xếp hạng cơ sở GDĐH, nhà đầu tư trong lĩnh vực GDĐH; cơ sở GDĐH có vốn đầu tư nước ngoài; mở ngành đào tạo; chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh…

.
   PGS.TS. Nguyễn Công Nghiệp – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

     
Phát biểu khai mạc Hội nghị, GS.TS. Nguyễn Công Nghiệp – Phó Hiệu trưởng  nhấn mạnh: Nhà trường một trong số những trường đại học ngoài công lập có cơ sở đào tạo riêng, đầu tư nghiêm túc cho cơ sở vật chất, coi đó là một trong những điều kiện cơ bản để tạo dựng một trường đại học đúng nghĩa. Việc áp dụng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học vào hoạt động quản lý cũng như đào tạo tại Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội là rất quan trọng. Điều đó không chỉ giúp trường phát triển mạnh mẽ, bền vững mà còn nâng cao uy tín của một trường đại học đa ngành, đa nghề trong xã hội.

 

 

 

                              

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội  phổ biến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học 2018
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO