Đà Nẵng: Xây dựng phương án ứng phó với thảm họa động đất, sóng thần

Võ Hà| 14/09/2020 14:29

(TN&MT) - UBND thành phố vừa ban hành kế hoạch ứng phó thảm họa động đất, sóng thần trên địa bàn thành phố. Theo đó, về công tác phòng ngừa, thành phố đầu tư xây dựng cơ bản các công trình ứng phó thảm họa, triệt để tận dụng địa hình, công trình và đầu tư trang thiết bị cảnh báo sóng thần, các trạm quan trắc cảnh báo môi trường...

Trong công tác phòng ngừa động đất, sóng thần các đơn vị chức năng chủ động xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó và chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia ứng cứu khi có tình huống xảy ra; sử dụng hệ thống các đài trực canh, trạm cảnh báo sóng thần của thành phố; theo dõi, nắm tình hình trên địa bàn và báo cáo, thông báo, báo động kịp thời khi có tình huống xảy ra...

Đà Nẵng là địa phương nguy cơ cao xảy ra sóng thần

Về công tác ứng phó thảm họa, thông báo mức độ thiệt hại động đất, sóng thần bằng các hình thức đến các tầng lớp nhân dân để phòng tránh và sơ tán kịp thời; tổ chức lực lượng sơ tán nhân dân cùng các phương tiện, tàu thuyền đến khu vực an toàn và tham gia tìm kiếm cứu nạn ở các khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp, sập đổ công trình...

Thành phố vận dụng phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư và phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ), huy động tổng lực người, phương tiện, cơ sở vật chất, ứng cứu kịp thời và cứu người trước, cứu tài sản sau, hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất về người, tài sản.

Kế hoạch nhằm hạn chế mức thấp nhất về người và tài sản

Theo tính toán của Đà Nẵng, khi xảy ra động đất, sóng thần, toàn thành phố sẽ có khoảng 36.233 hộ với 153.219  nhân khẩu phải sơ tán; 400 cơ sở trường học, trạm xá, khu điều dưỡng, nhà trẻ... bị ảnh hưởng cùng 1200 chiếc thuyền trên biển và khu neo đậu có khả năng bị hư hỏng nặng. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đà Nẵng: Xây dựng phương án ứng phó với thảm họa động đất, sóng thần
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO