Quy chế áp dụng đối với Sở Nông nghiệp và PTNT, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố và các cơ quan đơn vị liên quan (gọi tắ là các cơ quan phối hợp). Các cơ quan phối hợp phải thường xuyên trao đổi, thông báo tình hình; Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân và các doanh nghiệp thu mua thủy sản tại cảng cá; Phối hợp thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá; Xử lý các vụ việc xảy ra; Hỗ trợ nâng cao nghiệp vụ.
Đà Nẵng Ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong hoạt động thanh tra kiểm tra kiểm soát nghề cá nhằm đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất, năng lực tổ chức thực hiện phối hợp giữa các cơ quan chức năng |
Theo đó, các cơ quan phối hợp phải thường xuyên trao đổi thông tin, tình hình với nhau gồm: Thông tin ngư dân và tàu cá Đà Nẵng khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài, kết quả điều tra, xác minh, xử lý các vụ việc ngư dân và tàu cá Đà Nẵng xâm phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ xử lý; Thông tin ngư dân và tàu cá Đà Nẵng khai thác ở vùng biển Việt Nam bị nước ngoài ngăn cản, đập phá, tịch thu trái phép tài sản, phạt tù, phạt tiền; Hoạt động tàu thuyền nước ngoài vi phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam, khai thác, neo đậu, việc bắt giữ xử lý đối tượng này của các lực lượng chức năng.
Hoạt động của các loại phương tiện khai thác, nuôi trồng hải sản và ngư dân Việt Nam trên các vùng biển; tàu cá hoạt động ra vào các cửa sông, cảng cá, bến cá phải chấp hành việc kiểm tra, kiểm soát của lực lượng bộ đội Biên phòng, Cảnh sát đường thủy, Thanh tra – Pháp chế Chi cục Thủy sản; Tình hình hoạt động lưu trú, khai thác, nuôi trồng hải sản của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại khu vực biên giới biển và việc chấp hành các quy định của pháp luật trong các lĩnh vực trên trong thời gian hoạt động tại Việt Nam; việc tàu cá Việt Nam hợp tác nghề cá với nước ngoài.
Công tác thống kế, đăng ký, đăng kiểm tàu cá, xây dựng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho các phương tiện nghề cá; quy định về đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển. Sự cố, tai nạn và kết quả công tác tìm kiếm cứu nạn cứu hộ trên biển. Khu vực hạn chế hoặc khu vực cấm hoạt động nghề cá, khai thác nguồn lợi thủy sản. Tình hình chấp hành việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản; vi phạm khu vực cấm khai thác, thời gian tạm dừng các hoạt động nhằm đảm bảo an toàn về con người và tài sản của nhân dân.
BQL Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang thực hiện việc tổ chức cho tàu cá cập cảng, thu nhật ký, báo cáo khai thác thủy sản; giám sát việc bốc dỡ thủy sản qua cảng |
Tình hình hoạt động của tội phạm và các hoạt động vi phạm pháp luật có liên quan, đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống khai thác mang tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản, mua bán, vận chuyển động, thực vật thuộc danh mục cấm. Khi phát sinh vụ việc đột xuất hay định kỳ hàng quý các bên trao đổi kết quả thực hiện đấu tranh, phòng chống xử lý các hành vi, vi phạm pháp luật và văn bản pháp luật khác có liên quan.
Đối với công tác thanh tra, kiểm soát nghề cá, BQL Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang thực hiện việc tổ chức cho tàu cá cập cảng, thu nhật ký, báo cáo khai thác thủy sản; giám sát việc bốc dỡ thủy sản qua cảng; cung cấp thông tin kịp thời của tàu cá cập cảng cho Văn phòng Đại diện Kiểm soát nghề cá.
Chi cục Thủy sản là cơ quan chủ trì tổ chức các hoạt động của Văn phòng đại diện Kiểm soát nghề cá. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố chỉ đạo các đồn, trạm kiểm soát biên phòng trên địa bàn thành phố thực hiện kiểm tra đối với tàu cá rời cảng, chia sẻ thông tin tàu cá vi phạm, bố trí cán bộ chiến sĩ tuần tra, kiểm tra vùng nước Âu thuyền Thọ Quang, vùng nội thủy và trên biển thuộc đại bàn thành phố Đà Nẵng.