Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường: Sẵn sàng bước vào chuyển đổi số

Phạm Oanh| 04/08/2022 14:57

(TN&MT) - Hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tham mưu, giúp Bộ trưởng thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin; xây dựng, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu TN&MT; lưu trữ thông tin tư liệu và thư viện ngành TN&MT…

Trong suốt quá trình trưởng thành, Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường đã vinh dự được tặng thưởng; Huân chương Lao động hạng Nhì (2014); Huân chương Lao động hạng Nhất (2020); Cờ thi đua của Chính phủ, của Bộ; nhiều năm đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc...

Từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý phát triển CNTT toàn ngành

Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường (CNTT&DLTNMT) được thành lập theo Nghị định số 36/2017/NĐ-CP của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TN&MT. Tiền thân của Cục là tổ chức Trung tâm thông tin lưu trữ tư liệu địa chính trực thuộc Tổng cục Địa chính, đến khi thành lập Bộ TN&MT, được đổi thành Trung tâm Thông tin, sau đó là Cục Công nghệ Thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường như hiện nay.

anh-1.jpeg

Rất nhiều tư liệu, bản đồ quý có “tuổi thọ” hàng trăm năm đang được lưu trữ cẩn thận tại kho dữ liệu của Cục CNTT&DLTNMT.

Theo ông Lê Phú Hà - Cục trưởng Cục CNTT&DLTNMT, được sự quan tâm sát sao của lãnh đạo Bộ, sự phối hợp của các đơn vị trực thuộc Bộ, sự phối hợp có hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Cục, Lãnh đạo Cục, các tổ chức đoàn thể trong Cục và tinh thần làm việc tận tình, sáng tạo, đoàn kết nhất trí của đội ngũ công chức, viên chức và lao động trong toàn đơn vị, Cục CNTT&DLTNMT đã hoàn thành các chương trình, kế hoạch trong suốt thời gian qua.

Điểm nhấn đầu tiên của đơn vị phải kể đến là hoạt động xây dựng hành lang pháp lý cho ứng dụng CNTT ngành TN&MT. Trong suốt những năm qua, Cục đã tham mưu, xây dựng trình Bộ trưởng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động ứng dụng CNTT trong ngành TN&MT; triển khai Chính phủ điện tử, xây dựng, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu TN&MT; lưu trữ, thông tin tư liệu và thư viện; cung cấp các dịch vụ công trong ngành TN&MT.

Điển hình như Nghị định 73/2017/NĐ-CP về thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu TN&MT. Đây là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng trong ứng dụng CNTT không chỉ trong ngành TN&MT mà tất cả các bộ, ngành, cơ quan địa phương có liên quan đến thông tin, dữ liệu TN&MT.

Ngoài ra, Cục đã xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành hàng loạt các Thông tư, Quyết định góp phần đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính trong ngành TN&MT như: Thông tư số 17/2016/TT-BTNMT ban hành Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin ngành TN&MT; Thông tư số 20/2019/TT-BTNMT quy định kỹ thuật xây dựng, duy trì, vận hành các hệ thống công nghệ thông tin trong ngành TN&MT; Thông tư số 07/2017/TT-BTNMT quy định về cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ; Quyết định số 1989/QĐ-BTNMT ban hành Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc của Bộ;.…

Bên cạnh đó, Cục đã xây dựng và trình ban hành nhiều Đề án có ý nghĩa quan trọng như: Đề án “Xây dựng Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc TN&MT”; Đề án “Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu liên ngành về đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phuåc vuå phaát triïín bïn vững và thích ứng với biến đổi khí hậu”. Các đề án này nhằm ứng dụng giải pháp công nghệ hiện đại trong quản lý, công bố, cung cấp, khai thác và chia sẻ thông tin TN&MT một cách hiệu quả; Cung cấp thông tin đầu vào cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng ĐBSCL và của từng địa phương trong Vùng;…

Cục cũng đang hoàn thiện Đề án “Hoàn thiện cơ sở dữ liệu TN&MT kết nối liên thông với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các địa phương, các bộ, ngành” với mục tiêu đến năm 2025 sẽ hoàn thiện hành lang pháp lý về cập nhật, quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu...

Ứng dụng CNTT trong triển khai Chính phủ điện tử, cải cách hành chính,

Bên cạnh việc xây dựng hành lang pháp lý, việc ứng dụng CNTT, phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý của ngành, nhất là trong triển khai Chính phủ điện tử, cải cách hành chính luôn được ưu tiên và có nhiều kết quả.

Theo chia sẻ của ông Lê Phú Hà, trong 5 năm trở lại đây, nhiệm vụ xây dựng và phát triển công nghệ thông tin của Bộ TN&MT luôn bám sát chủ trương chuyển đổi số và phát triển Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số. Chính vì vậy, Bộ TN&MT đã sớm có Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025. Nhờ đó, Bộ TN&MT là một trong những Bộ đầu tiên hoàn thành các chỉ tiêu quy định tại Nghị quyết 17/NQ-CP giai đoạn 2019 - 2020.

anh-3-copy.jpg

100% thủ tục hành chính của Bộ TN&MT được cung cấp trực tuyến.

Ngoài ra, Bộ TN&MT cũng là Bộ đầu tiên ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành TN&MT (phiên bản 2.0) vào năm 2019, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp, xây dựng Chính phủ điện tử của ngành, hướng tới ngành TN&MT số, Chính phủ số và nền kinh tế số, tăng tối đa quá trình tự động hóa trong xử lý công việc.

Cùng với đó Bộ đã thay đổi phương thức chỉ đạo, điều hành trên môi trường điện tử, đem lại hiệu quả rất lớn trong thực hiện công vụ, giải quyết công việc, cải cách hành chính và tiết kiệm kinh phí. Đến nay, Bộ đã hoàn toàn xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường điện tử, tỷ lệ văn bản điện tử gắn với chữ ký số của Bộ cơ bản đạt 98 - 100%; cơ bản hoàn thành cung cấp 100% thủ tục hành chính theo thẩm quyền trên môi trường trực tuyến.

Hiệu quả của ứng dụng CNTT còn được thể hiện rõ nhất trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 vừa qua. Khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, Bộ TN&MT đã linh hoạt ứng dụng CNTT, phục vụ chỉ đạo, điều hành, giải quyết công vụ, cải cách hành chính và tiết kiệm kinh phí, đặc biệt phát huy hiệu quả to lớn, đáp ứng yêu cầu giãn cách xã hội nhưng bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn.

Cũng theo ông Lê Phú Hà, thời gian tới, Cục CNTT&DLTNMT sẽ tiếp tục xây dựng, vận hành cơ sở hạ tầng kỹ CNTT của Bộ một cách đồng bộ, bài bản, quản lý tập trung và chia sẻ sử dụng chung phục vụ triển khai Chính phủ điện tử của Bộ; Các trung tâm dữ liệu sử dụng công nghệ ảo hóa, điện toán đám mây, cung cấp tài nguyên tính toán, xử lý chung cho các đơn vị thuộc Bộ, sẵn sàng bước vào giai đoạn chuyển đổi số ngành TN&MT.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường: Sẵn sàng bước vào chuyển đổi số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO