Chuyển đổi số mang lại lợi ích to lớn cho Phân bón Cà Mau

pv| 30/03/2022 21:27

Chỉ sau vài năm thành lập, PVCFC đã sớm đưa ra tầm nhìn, chiến lược về việc đẩy mạnh, tăng cường ứng dụng thành tựu 4.0 để chuẩn hóa quy trình, đồng nhất dữ liệu, kết nối vững chắc chuyên môn giữa các đơn vị nội bộ.

Cụ thể, từ năm 2015, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) đã bắt đầu triển khai Hệ thống ERP. Đến đầu năm 2016, công ty chính thức vận hành hệ thống này. Đây được xem là khởi đầu sớm về ứng dụng công nghệ số của PVCFC.

Cho đến hiện tại, Phân bón Cà Mau đã sở hữu hệ sinh thái số rất đa dạng. Có thể kể đến như: Hệ thống ERP, Hệ thống Văn phòng điện tử (Eoffice), Hệ thống số hóa hoạt động kinh doanh, dịch vụ khách hàng (DMS), Hệ thống quản lý Nhân sự (HRM), Hệ thống số hóa hoạt động tiếp thị truyền thông (CRM), App 2Nông...

00184268077be5285120686db320e802.jpg
Phòng công nghệ Nhà máy Đạm Cà Mau

Các thành tựu CĐS này cho phép PVCFC xử lý công tác chuyên môn, ra quyết định và quản trị chung một cách nhanh nhất, chính xác, góp phần tiết giảm thời gian thủ tục, mang lại hiệu quả xử lý cao, nâng dần chất lượng công việc.

Đồng thời, việc PVCFC áp dụng hệ thống quản trị mới còn giúp nhiều công tác nội bộ khác được thuận tiện hơn. Điển hình như chữ ký số áp dụng cho toàn bộ CBCNV, các quy trình được số hóa linh động, các hệ thống ứng dụng khác như: quản lý nhân sự, quản trị rủi ro, quản trị văn phòng, hội thảo trực tuyến, kết nối doanh nghiệp và người lao động… đều được triển khai rất chuyên nghiệp, khoa học, tối ưu mục tiêu mà đơn vị đặt ra cho từng hạng mục.

e5c83d9e09541985629d5a4e62cc91ea.jpg
"Người nhân tạo" của Phân bón Cà Mau

Đặc biệt, ứng dụng CĐS có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Phân bón Cà Mau trên thị trường, quản trị các hoạt động Marketing/bán hàng một cách bài bản, hiệu quả; giúp cho Phân bón Cà Mau tiếp cận chính xác và kịp thời các đại lý phân phối và nhà bán lẻ, thu nhập dữ liệu, phân tích thị trường nhằm cải tiến/nâng cao chất lượng sản phẩm, các hoạt động marketing nhằm đưa thương hiệu đến gần với bà con nông dân hơn; công tác hậu mãi cũng nhờ vậy trở nên chuyên nghiệp và sâu sát hơn, làm tăng sự hài lòng của đại lý phân phối, khách hàng với Phân bón Cà Mau hơn.

9d33641858cd4e1188788ece14a08247.jpg
CBCNV Phân bón Cà Mau hướng dẫn bà con kiểm tra thông tin sản phẩm từ mã QR trên bao bì sản phẩm

Điển hình như App 2Nông của PVCFC, ứng dụng này đã trở thành “bạn đồng hành” đáng tin cậy và quen thuộc với bà con nông dân những năm qua. Thông qua đó, bà con được cung cấp các thông tin nông nghiệp hữu ích, nhận tư vấn từ chuyên gia, trang bị kiến thức canh nông thời đại mới. Hơn nữa, việc truy xuất nguồn gốc dễ dàng giúp bà con chọn đúng phân bón chất lượng với giá thành hợp lý, đảm bảo mùa màng tăng hiệu quả kinh tế.

PVCFC đặt ra mục tiêu CĐS giai đoạn 2022-2025 là hoàn thiện xây dựng cơ sở dữ liệu và kết nối các hệ thống ứng dụng trên nền tảng công nghệ thông tin; Ứng dụng được một trong các công nghệ AI, IoT, Machine Learning… để tự động hóa công việc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh... Mục tiêu chung mà PVCFC xác định là phát huy năng lực, đổi mới sáng tạo của đội ngũ để đảm bảo CĐS một cách nhanh, mạnh, hiệu quả và đồng bộ với toàn Tập đoàn; từ đó thích ứng linh hoạt và phát triển bền vững trong vận hội mới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chuyển đổi số mang lại lợi ích to lớn cho Phân bón Cà Mau
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO