(TN&MT) - Đưa cư dân vào ở trước khi nghiệm thu PCCC là quá liều lĩnh, coi thường pháp luật. Người mua nhà có thể gửi đơn tố cáo tới cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu thanh kiểm tra, xử lý vi phạm.
Như đã đưa tin, Báo Tài nguyên & Môi trường nhận được phản ánh của cư dân tòa nhà Đồng Phát Park View Tower về việc công trình chưa được nghiệm thu, đặc biệt là an toàn PCCC, nhưng chủ đầu tư đã bàn giao căn hộ đưa cư dân vào ở trước thời gian dài. Chủ đầu tư tòa nhà chung cư Đồng Phát Park View còn bị khách hàng "tố" vi phạm hợp đồng.
Theo quy định hợp đồng, nếu chậm bàn giao nhà cho khách hàng theo cam kết sẽ bị phạt và bồi thường tổn thất cho khách hàng nhưng chủ đầu tư Đồng Phát Park View đánh trống lảng về khoản bồi thường. Đến khi bàn giao nhà, chủ đầu tư lại yêu cầu khách hàng đến đóng tiền, nếu không sẽ phạt.
Trả lời PV, Luật sư Hà Huy Phong (Giám đốc điều hành Công ty Luật TNHH Inteco, Hà Nội) cho rằng, nếu chủ đầu tư cố tình bàn giao và đưa sử dụng tòa nhà trong tình trạng chưa hoàn thiện, rõ ràng là thể hiện sự coi thường tính mạng và tài sản của cư dân, người mua nhà. Việc một công trình xây dựng đang còn trong tình trạng dở dang, chưa hoàn thiện luôn tiềm ẩn và chứa đựng nhiều rủi ro về tính mạng, sức khỏe cho bất kỳ ai đi vào khu vực công trường. Để diễn ra một sự việc như vậy là quá ẩu và quá liều lĩnh, là hành vi coi thường và bất chấp pháp luật, vi phạm một cách trắng trợn các quy định của pháp luật trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản và phòng cháy chữa cháy.
Luật sư Phong phân tích: Theo Luật Xây dựng, bàn giao công trình xây dựng phải đảm bảo tuân thủ một số điều kiện, trong đó có điều kiện “Đã thực hiện nghiệm thu công trình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng”. Luật Kinh doanh bất động sản cũng quy định trách nhiệm của chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản là “Chỉ được phép bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng khi đã hoàn thành xong việc xây dựng nhà, công trình xây dựng và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt, bảo đảm kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực; trường hợp bàn giao nhà, công trình xây dựng thô thì phải hoàn thiện toàn bộ phần mặt ngoài của nhà, công trình xây dựng đó”.
Theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP, dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy, trước khi đưa vào sử dụng phải được chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
"Đứng trước những quy định pháp luật như vậy, nếu chủ đầu tư dự án Đồng Phát Park View Tower làm việc như báo nêu, chứng tỏ sự cố tình vi phạm là điều khó bàn cãi." - Luật sư nói.
Tuy nhiên, theo Luật sư Phong, để xác định một cách chắc chắn mức độ vi phạm, thì cần kiểm tra lại hồ sơ thiết kế của dự án đã được Sở xây dựng và cơ quan phòng cháy chữa cháy thẩm duyệt, bao gồm các thông tin về tiến độ thực hiện dự án và lịch biểu bàn giao, yêu cầu kỹ thuật đối với từng hạng mục công trình.
Theo Nghị định 139/2017/NĐ-CP, trong trường hợp chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản có hành vi bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng khi chưa hoàn thành việc xây dựng theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt, chưa bảo đảm kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực, chưa hoàn thiện toàn bộ phần mặt ngoài (đối với trường hợp bàn giao nhà, công trình xây dựng thô) hoặc chưa hoàn thành nghiệm thu đưa công trình nhà ở, công trình hạ tầng xã hội vào sử dụng theo quy định thì có thể bị phạt tiền từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đưa nhà, công trình vào hoạt động, sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
Trong trường hợp chủ đầu tư cố tình vi phạm các quy định về nghiệm thu công trình xây dựng, dẫn tới hậu quả nghiêm trọng, như làm chết người, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên…, người vi phạm có thể phải đối mặt với hình phạt tù cao nhất lên tới 15 năm theo quy định tại Điều 298 Bộ Luật hình sự 2017. Trường hợp cư dân được chủ đầu tư bàn giao nhà và quá trình sử dụng công trình chưa hoàn thiện dẫn tới các thiệt hại về sức khỏe, tài sản thì có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật dân sự.
Đối với việc chủ đầu tư o ép người mua nhà, chậm bàn giao nhà thì không chịu trả tiền lãi phạt theo quy định của hợp đồng, nhưng lại dọa người mua nhà về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu không nhận bàn giao nhà theo lịch biểu riêng của chủ đầu tư, Luật sư Hà Huy Phong cho rằng, hợp đồng mua bán căn hộ là thỏa thuận dân sự giữa chủ đầu tư và người mua nhà, nên không thể sử dụng biện pháp hành chính để xử lý vi phạm.
Theo ông Phong, các bên chỉ có thể khởi kiện ra tòa để yêu cầu bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mình theo hợp đồng. Cần tách biệt giữa việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và vi phạm quy định của nhà nước, của pháp luật. Nếu người mua nhà nhận thấy chủ đầu tư có hành vi vi phạm pháp luật thì có thể gửi đơn tố cáo tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và thanh kiểm tra và xử lý vi phạm.
PV báo Tài nguyên & Môi trường đã liên hệ với Công ty Đồng Phát, UBND quận Hoàng Mai và Sở Xây dựng Hà Nội gần 1 tháng nay để làm rõ về những phản ánh trên nhưng đến nay chưa có cơ quan nào phản hồi.
Như đã đưa tin, Báo Tài nguyên & Môi trường nhận được phản ánh của cư dân tòa nhà Đồng Phát Park View Tower về việc công trình chưa được nghiệm thu, đặc biệt là an toàn PCCC, nhưng chủ đầu tư đã bàn giao căn hộ đưa cư dân vào ở trước thời gian dài. Chủ đầu tư tòa nhà chung cư Đồng Phát Park View còn bị khách hàng "tố" vi phạm hợp đồng.
Theo quy định hợp đồng, nếu chậm bàn giao nhà cho khách hàng theo cam kết sẽ bị phạt và bồi thường tổn thất cho khách hàng nhưng chủ đầu tư Đồng Phát Park View đánh trống lảng về khoản bồi thường. Đến khi bàn giao nhà, chủ đầu tư lại yêu cầu khách hàng đến đóng tiền, nếu không sẽ phạt.
Trả lời PV, Luật sư Hà Huy Phong (Giám đốc điều hành Công ty Luật TNHH Inteco, Hà Nội) cho rằng, nếu chủ đầu tư cố tình bàn giao và đưa sử dụng tòa nhà trong tình trạng chưa hoàn thiện, rõ ràng là thể hiện sự coi thường tính mạng và tài sản của cư dân, người mua nhà. Việc một công trình xây dựng đang còn trong tình trạng dở dang, chưa hoàn thiện luôn tiềm ẩn và chứa đựng nhiều rủi ro về tính mạng, sức khỏe cho bất kỳ ai đi vào khu vực công trường. Để diễn ra một sự việc như vậy là quá ẩu và quá liều lĩnh, là hành vi coi thường và bất chấp pháp luật, vi phạm một cách trắng trợn các quy định của pháp luật trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản và phòng cháy chữa cháy.
Luật sư Phong phân tích: Theo Luật Xây dựng, bàn giao công trình xây dựng phải đảm bảo tuân thủ một số điều kiện, trong đó có điều kiện “Đã thực hiện nghiệm thu công trình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng”. Luật Kinh doanh bất động sản cũng quy định trách nhiệm của chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản là “Chỉ được phép bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng khi đã hoàn thành xong việc xây dựng nhà, công trình xây dựng và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt, bảo đảm kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực; trường hợp bàn giao nhà, công trình xây dựng thô thì phải hoàn thiện toàn bộ phần mặt ngoài của nhà, công trình xây dựng đó”.
Theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP, dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy, trước khi đưa vào sử dụng phải được chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
"Đứng trước những quy định pháp luật như vậy, nếu chủ đầu tư dự án Đồng Phát Park View Tower làm việc như báo nêu, chứng tỏ sự cố tình vi phạm là điều khó bàn cãi." - Luật sư nói.
Tuy nhiên, theo Luật sư Phong, để xác định một cách chắc chắn mức độ vi phạm, thì cần kiểm tra lại hồ sơ thiết kế của dự án đã được Sở xây dựng và cơ quan phòng cháy chữa cháy thẩm duyệt, bao gồm các thông tin về tiến độ thực hiện dự án và lịch biểu bàn giao, yêu cầu kỹ thuật đối với từng hạng mục công trình.
Theo Nghị định 139/2017/NĐ-CP, trong trường hợp chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản có hành vi bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng khi chưa hoàn thành việc xây dựng theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt, chưa bảo đảm kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực, chưa hoàn thiện toàn bộ phần mặt ngoài (đối với trường hợp bàn giao nhà, công trình xây dựng thô) hoặc chưa hoàn thành nghiệm thu đưa công trình nhà ở, công trình hạ tầng xã hội vào sử dụng theo quy định thì có thể bị phạt tiền từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đưa nhà, công trình vào hoạt động, sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
Trong trường hợp chủ đầu tư cố tình vi phạm các quy định về nghiệm thu công trình xây dựng, dẫn tới hậu quả nghiêm trọng, như làm chết người, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên…, người vi phạm có thể phải đối mặt với hình phạt tù cao nhất lên tới 15 năm theo quy định tại Điều 298 Bộ Luật hình sự 2017. Trường hợp cư dân được chủ đầu tư bàn giao nhà và quá trình sử dụng công trình chưa hoàn thiện dẫn tới các thiệt hại về sức khỏe, tài sản thì có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật dân sự.
Đối với việc chủ đầu tư o ép người mua nhà, chậm bàn giao nhà thì không chịu trả tiền lãi phạt theo quy định của hợp đồng, nhưng lại dọa người mua nhà về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu không nhận bàn giao nhà theo lịch biểu riêng của chủ đầu tư, Luật sư Hà Huy Phong cho rằng, hợp đồng mua bán căn hộ là thỏa thuận dân sự giữa chủ đầu tư và người mua nhà, nên không thể sử dụng biện pháp hành chính để xử lý vi phạm.
Theo ông Phong, các bên chỉ có thể khởi kiện ra tòa để yêu cầu bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mình theo hợp đồng. Cần tách biệt giữa việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và vi phạm quy định của nhà nước, của pháp luật. Nếu người mua nhà nhận thấy chủ đầu tư có hành vi vi phạm pháp luật thì có thể gửi đơn tố cáo tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và thanh kiểm tra và xử lý vi phạm.
PV báo Tài nguyên & Môi trường đã liên hệ với Công ty Đồng Phát, UBND quận Hoàng Mai và Sở Xây dựng Hà Nội gần 1 tháng nay để làm rõ về những phản ánh trên nhưng đến nay chưa có cơ quan nào phản hồi.
Tòa nhà Đồng Phát Park View Tower nằm tại khu công nghiệp Vĩnh Tuy (phường Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội) được đầu tư và phát triển bởi Công ty CP Đầu tư Đồng Phát. Tòa nhà cao 30 tầng với gần 700 căn hộ có diện tích từ 61 – 87m2. Theo phản ánh trước đó, mặc dù tòa nhà đang trong quá trình hoàn thiện nhưng chủ đầu tư đã bàn giao tới hơn 1/3 số căn hộ. Suốt thời gian dài cư dân vào ở nhưng hệ thống PCCC của tòa nhà chưa được cơ quan chức năng nghiệm thu. Mặc dù được phản ánh là đưa cư dân vào ở từ lâu nhưng mới đây, sau khi được yêu cầu, chủ đầu tư mới gửi cho UBND phường văn bản của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH về việc nghiệm thu PCCC vừa được cấp ngày 14/3 đối với công trình này. |