(TN&MT) - Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được đơn thư của bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Phường Mai Động, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội phản ánh về việc một cá nhân ngang nhiên lập hàng rào kiên cố, trồng chuối chiếm dụng khoảng đất lưu không tại chân cầu Thanh Trì.
Năm 2013, em gái của bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết là bà Nguyễn Thị Ánh Huyền cùng một số hộ dân khác có hoàn cảnh đặc biệt xin được ra ngồi bán nước tại khu đất đường gom vỉa hè chân cầu Thanh Trì, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, sau này ví trí ngồi bán hàng nước được bà Huyền chuyển nhượng cho bà Tuyết.
Đến ngày 19 tháng 4 năm 2018, UBND phường Lĩnh Nam phối hợp cùng với công an phường Lĩnh Nam, các ban ngành đoàn thể, cán bộ thanh tra xây dựng, cán bộ trật tự đô thị, dân phòng tự quản, Tổ trưởng tổ dân phố, Bí thư chi bộ khu dân cư, tổ chức ra quân, xử lý các trường hợp lấn chiếm đất công, đất lưu không, giải tỏa phá dỡ các quán bán hàng nước vi phạm tại khu vực đường gom chân cầu Thanh Trì.
Bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết cho biết: Thực hiện nghiêm túc các quy định của luật pháp, chỉ thị của UBND thành phố Hà Nội về năm trật tự văn minh đô thị năm 2018 và đặc biệt là sau khi đã có sự tuyên truyền, hướng dẫn và giải thích từ phía chính quyền địa phương nhân dân đã hiểu và chấp hành việc cưỡng chế, phá dỡ hàng quán trả lại hành lang, vỉa hè thông thoáng cho đường gom tại chân cầu Thanh Trì.
Tuy nhiên, điều khiến dư luận, chủ các quán bán hàng nước trước đây và người dân sống xung quanh bức xúc là toàn bộ diện tích, có chiều dài hàng chục mét sau khi được các cơ quan chức năng, UBND phường Lĩnh Nam giải tỏa, hiện đang bị một cá nhân ngang nhiên đứng ra chiếm dụng, vô tư tổ chức đóng hàng loạt các cột trụ bê tông kiên cố, xen kẽ với đó là các loại như tre, giáo, phong bạt vây kín ngăn cách giữa phần đất lưu không với vỉa hè đường gom chân cầu Thanh Trì. Trong khi đó, khoảng trống bên trong khu vực mới giải tỏa, được cá nhân nói trên cho người thực hiện việc trồng chuối.
Bà Tuyết cho biết thêm trước khi lực lượng chức năng và chính quyền địa phương tiến hành giải tỏa các hàng quán cá nhân ông Tuyền địa chỉ xóm 2, ngõ 649 đường Lĩnh Nam, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, người theo bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết là đang có hành vi chiếm dụng đất lưu không đã nhiều lần ra khu vực các quán bán hàng nước tuyên bố đây là đất của ông Tuyền và ông Tuyền có toàn quyền sử dụng khu đất này.
“Việc UBND phường mạnh tay trong việc xử lý các trường hợp vi phạm lấn chiếm lòng đường vỉa hè được người dân, dư luận hết sức đồng tình ủng hộ. Tuy vậy, hiện nay hành làng, vỉa hè thông thoáng cho tuyến đường gom chân cầu Thanh Trì không thấy đâu, thay thế vào đó là bộ mặt cảnh quan đô thị vô cùng nhếch nhác, khó coi bởi một cá nhân đứng ra tự lập hàng rào chiếm dụng đất lưu không và trồng chuối” – Bà Tuyết nói.
Để làm sáng tỏ nội dung đơn thư bức xúc của người dân gửi đến, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã đến đặt lịch trao đổi với UBND phường Lĩnh Nam. Tại buổi trao đổi ông Nguyễn Đức Thọ - Chủ tịch UBND phường Lĩnh Nam cho biết: “Với tư cách là người phát ngôn của UBND phường, tôi khảng định những phản ánh trong đơn thư của người dân là không có cơ sở. Bởi toàn bộ phần diện tích đã triển khai giải tỏa là đất nông nghiệp của nhân dân địa phương.”
Tuy nhiên, khi phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đề nghị ông Nguyễn Đức Thọ phối hợp cung cấp thông tin, bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch khu vực đất đường gom chân cầu Thanh Trì, các bằng chứng xác thực tại vị trí đã xứ lý vi phạm lấn chiếm, thì ông Thọ từ chối cung cấp với lý do theo ông Thọ đó là những văn bản, tài liệu không tiện cung cấp (!?).
Ơ đây có một câu hỏi đặt ra là không hiểu vì lý do gì (?) ông Nguyễn Đức Thọ - Chủ tịch UBND phường Lĩnh Nam lại không cung cấp bất cứ thông tin, bằng chứng nào chứng thực lời ông Thọ đã khảng định tại các quán bán hàng đã giải tỏa là đất nông nghiệp. Trong khi, bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết cùng một số người dân sống xung quanh cho biết khoảng đất với chiều rộng khoảng hơn 3m từ chân mép vỉa hè đường gom chân cầu Thanh Trì vào sát đường dây điện cao thế là phần đất lưu không do chính quyền địa phương quản lý.
Câu hỏi trên, cùng những bức xúc của người dân nơi đây đang rất cần lời đáp từ phía các cơ quan chức năng cấp cao hơn là UBND quận Hoàng Mai.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.
Năm 2013, em gái của bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết là bà Nguyễn Thị Ánh Huyền cùng một số hộ dân khác có hoàn cảnh đặc biệt xin được ra ngồi bán nước tại khu đất đường gom vỉa hè chân cầu Thanh Trì, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, sau này ví trí ngồi bán hàng nước được bà Huyền chuyển nhượng cho bà Tuyết.
Đến ngày 19 tháng 4 năm 2018, UBND phường Lĩnh Nam phối hợp cùng với công an phường Lĩnh Nam, các ban ngành đoàn thể, cán bộ thanh tra xây dựng, cán bộ trật tự đô thị, dân phòng tự quản, Tổ trưởng tổ dân phố, Bí thư chi bộ khu dân cư, tổ chức ra quân, xử lý các trường hợp lấn chiếm đất công, đất lưu không, giải tỏa phá dỡ các quán bán hàng nước vi phạm tại khu vực đường gom chân cầu Thanh Trì.
Bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết cho biết: Thực hiện nghiêm túc các quy định của luật pháp, chỉ thị của UBND thành phố Hà Nội về năm trật tự văn minh đô thị năm 2018 và đặc biệt là sau khi đã có sự tuyên truyền, hướng dẫn và giải thích từ phía chính quyền địa phương nhân dân đã hiểu và chấp hành việc cưỡng chế, phá dỡ hàng quán trả lại hành lang, vỉa hè thông thoáng cho đường gom tại chân cầu Thanh Trì.
Tuy nhiên, điều khiến dư luận, chủ các quán bán hàng nước trước đây và người dân sống xung quanh bức xúc là toàn bộ diện tích, có chiều dài hàng chục mét sau khi được các cơ quan chức năng, UBND phường Lĩnh Nam giải tỏa, hiện đang bị một cá nhân ngang nhiên đứng ra chiếm dụng, vô tư tổ chức đóng hàng loạt các cột trụ bê tông kiên cố, xen kẽ với đó là các loại như tre, giáo, phong bạt vây kín ngăn cách giữa phần đất lưu không với vỉa hè đường gom chân cầu Thanh Trì. Trong khi đó, khoảng trống bên trong khu vực mới giải tỏa, được cá nhân nói trên cho người thực hiện việc trồng chuối.
Bà Tuyết cho biết thêm trước khi lực lượng chức năng và chính quyền địa phương tiến hành giải tỏa các hàng quán cá nhân ông Tuyền địa chỉ xóm 2, ngõ 649 đường Lĩnh Nam, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, người theo bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết là đang có hành vi chiếm dụng đất lưu không đã nhiều lần ra khu vực các quán bán hàng nước tuyên bố đây là đất của ông Tuyền và ông Tuyền có toàn quyền sử dụng khu đất này.
“Việc UBND phường mạnh tay trong việc xử lý các trường hợp vi phạm lấn chiếm lòng đường vỉa hè được người dân, dư luận hết sức đồng tình ủng hộ. Tuy vậy, hiện nay hành làng, vỉa hè thông thoáng cho tuyến đường gom chân cầu Thanh Trì không thấy đâu, thay thế vào đó là bộ mặt cảnh quan đô thị vô cùng nhếch nhác, khó coi bởi một cá nhân đứng ra tự lập hàng rào chiếm dụng đất lưu không và trồng chuối” – Bà Tuyết nói.
Để làm sáng tỏ nội dung đơn thư bức xúc của người dân gửi đến, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã đến đặt lịch trao đổi với UBND phường Lĩnh Nam. Tại buổi trao đổi ông Nguyễn Đức Thọ - Chủ tịch UBND phường Lĩnh Nam cho biết: “Với tư cách là người phát ngôn của UBND phường, tôi khảng định những phản ánh trong đơn thư của người dân là không có cơ sở. Bởi toàn bộ phần diện tích đã triển khai giải tỏa là đất nông nghiệp của nhân dân địa phương.”
Tuy nhiên, khi phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đề nghị ông Nguyễn Đức Thọ phối hợp cung cấp thông tin, bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch khu vực đất đường gom chân cầu Thanh Trì, các bằng chứng xác thực tại vị trí đã xứ lý vi phạm lấn chiếm, thì ông Thọ từ chối cung cấp với lý do theo ông Thọ đó là những văn bản, tài liệu không tiện cung cấp (!?).
Ơ đây có một câu hỏi đặt ra là không hiểu vì lý do gì (?) ông Nguyễn Đức Thọ - Chủ tịch UBND phường Lĩnh Nam lại không cung cấp bất cứ thông tin, bằng chứng nào chứng thực lời ông Thọ đã khảng định tại các quán bán hàng đã giải tỏa là đất nông nghiệp. Trong khi, bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết cùng một số người dân sống xung quanh cho biết khoảng đất với chiều rộng khoảng hơn 3m từ chân mép vỉa hè đường gom chân cầu Thanh Trì vào sát đường dây điện cao thế là phần đất lưu không do chính quyền địa phương quản lý.
Câu hỏi trên, cùng những bức xúc của người dân nơi đây đang rất cần lời đáp từ phía các cơ quan chức năng cấp cao hơn là UBND quận Hoàng Mai.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.