Chăn nuôi khép kín tại Yên Bái: 12 xã vùng cao được hưởng lợi

11/12/2018 10:10

(TN&MT) - 12 xã vùng cao thuộc huyện nghèo Văn Chấn (Yên Bái) đã được Trung tâm nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ Tây Bắc hỗ trợ thực hiện mô hình “Các dịch vụ đi kèm hoạt động chăn nuôi lợn tại các xã vùng cao Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”. Mô hình này giúp các hộ dân giải quyết chất thải chăn nuôi, giảm ô nhiễm môi trường và giảm phát thải khí nhà kính gây biến đổi khí hậu.

image005
Xây hầm biogas tại xã Sơn A. Ảnh: Báo Yên Bái

Các mô hình này thành công và được nhân rộng sẽ tạo ra một lối nghĩ, cách làm để phát triển nông nghiệp bền vững, hướng tới chấm dứt đói nghèo tại các vùng khó khăn.

Văn Chấn là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Yên Bái; là địa phương thuộc diện hưởng chương trình 30A của Chính phủ, ngoài những lý do nghèo, chậm phát triển do điều kiện kinh tế xã hội mang lại huyện Văn Chấn còn được biết đến vì là nới rốn trũm chịu ảnh hưởng nhiều nhất tỉnh bởi thiên tai hàng năm mang lại như: Lũ quyét, lũ ống, sạt lở đất… Đó là biểu hiện của biến đổi khí hậu diễn biến trên vùng đất này trong vài ba chục năm trở lại đây.

Hàng năm thiên tai trực tiếp ảnh hưởng đến sinh kế của người dân với mức độ lớn như: Xô lũ làm mất mùa lúa, gãy đổ ngô, sạt lở đất mang theo cây trồng rừng xuống suối; Dịch bệnh làm thiệt hại lớn đến ngành chăn nuôi lợn, gà gây thất thu cho người chăn nuôi.

Xuất phát từ mục tiêu làm giảm phát thải khí nhà kình từ chất thải chăn nuôi, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ Tây Bắc đề xuất và triển khai mô hình: Áp dụng tổng thể các giải pháp bằng các dịch vụ đi kèm để xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn, đảm bảo giảm tối đa lượng khí nhà kính được thải ra từ quá trình chăn nuôi.Các kỹ thuật được áp dụng là sử dụng men vi sinh ủ thức ăn; sử dụng bếp tiết kiệm củi và sử dụng hệ thống Biogas…

Việc áp dụng công nghệ ủ men vi sinh thức ăn thay cho nấu cám chăn nuôi lợn giúp người chăn nuôi tiết kiệm chi phí củi, thức ăn tổng hợp mà vẫn đảm bảo mức độ tăng trọng của lợn, tăng rõ rệt chất lượng thịt lợn trong cùng chu kỳ chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tăng hiệu quả và dễ áp dụng nên khả năng bền vững là rõ rệt.  Việc áp dụng công nghệ Biogas giúp người dân vừa có nhiên liệu đun nấu vừa có nhiên liệu thắp sáng với nơi chưa có điện (đèn măng xông ga).

Sau khi Tổng kết mô hình vào năm 2014, lãnh đạo UBND huyện Văn Chấn đã có chỉ đạo nhân rộng ra các địa bàn khác của huyện. Huyện sử dụng đội ngũ kỹ thuật viên xây dựng hầm Biogas cho chương trình này cho toàn huyện; đồng thời Hội phụ nữ 12 xã tham gia dự án trên là đại lý phân phối Men vi sinh, chế phẩm EM cho tất cả người dân có nhu cầu trong huyện.

“Đây là bài tuyên truyền về Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam năm 2018”

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chăn nuôi khép kín tại Yên Bái: 12 xã vùng cao được hưởng lợi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO