Cập nhật tình hình dịch COVID-19 tối 3/4: Với 117.710 ca nhiễm, Tây Ban Nha đứng thứ 2 thế giới về số người mắc, sau Mỹ

Mai Đan| 03/04/2020 21:27

(TN&MT) - Số ca nhiễm mới gia tăng tại Tây Ban Nha, nhưng tốc độ nhiễm theo từng ngày chậm lại. Với 117.710 ca nhiễm, Tây Ban Nha hiện chỉ đứng thứ hai thế giới về số người nhiễm COVID-19, sau Mỹ.

Nền kinh tế Mỹ dường như đã “lao dốc” vào tháng 3 vừa qua, đột ngột chấm dứt 113 tháng tăng trưởng việc làm lịch sử do các biện pháp nghiêm ngặt để kiểm soát dịch bệnh COVID-19 đã đóng cửa các doanh nghiệp và nhà máy, làm suy thoái nền kinh tế của nước này.

Nhân viên y tế mặc áo bảo hộ và đeo khẩu trang làm việc tại phòng chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại phòng khám Ambroise Pare ở Neuilly-sur-Seine gần Paris, Pháp vào ngày 1/4/2020. Ảnh: Reuters

Số tử vong vì COVID-19 ở Pháp đã tăng lên gần 5.400 người tính đến hết ngày 2/4 sau khi Bộ Y tế nước này bắt đầu thống kê các trường hợp tử vong tại các viện dưỡng lão.

Tây Ban Nha: COVID-19 cướp đi nhiều mạng sống, nhưng tỷ lệ tử vong chậm lại

Ngày 3/4, Tây Ban Nha xác nhận số ca tử vong tăng nhanh, nhưng số người chết qua đêm thấp hơn ngày hôm trước.

Nhiều ca nhiễm mới được xác nhận tại Tây Ban Nha, nhưng tốc độ nhiễm chậm lại. Với 117.710 ca nhiễm, Tây Ban Nha hiện chỉ đứng thứ hai thế giới về số người nhiễm COVID-19, sau Mỹ.

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã áp đặt một trong những lệnh phong tỏa chặt chẽ nhất Châu Âu, chỉ cho phép nhân viên làm việc trong các lĩnh vực thiết yếu được tự do đi lại và đi làm.

Nước này cũng yêu cầu các quán bar, nhà hàng và cửa hàn đóng cửa.

Nhân viên cứu thương đẩy cáng chở bệnh nhân tại viện dưỡng lão trong khi dịch COVID-19 bùng phát ở Leganes, Madrid, Tây Ban Nha vào ngày 2/4/2020. Ảnh: Reuters

Người Tây Ban Nha thực hiện yêu cầu giới hạn đi lại kể từ ngày 14/3. Bộ trưởng Nội vụ Fernando Grande-Marlaska trong cuối ngày 2/4 cho biết Thủ tướng Sanchez sẽ quyết định trong những ngày tới liệu có nên gia hạn lệnh hạn chế đi lại hay không.

Khu vực xung quanh thủ đô Madrid đã có số ca nhiễm và tử vong nhiều hơn bất cứ nơi nào khác trong nước. Theo thống kê ngày 3/4, hơn 4.400 người đã chết ở đó.

Các bệnh viện đang nỗ lực đương đầu với cuộc chiến chống COVID-19 trong khi ngày càng có nhiều người chết trong khu vực nhà dưỡng lão, nơi có khoảng 50.000 người trong độ tuổi dễ bị tổn thương nhất.

Châu Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đã trải qua cuộc xét nghiệm COVID-19 lần thứ hai vào ngày 2/4, sử dụng chẩn đoán mới tạo ra kết quả trong vòng chưa đầy 15 phút và xác định ông không bị nhiễm bệnh.

Nhà xác và bệnh viện ở thành phố New York, tâm chấn của sự bùng phát dịch bệnh tại Mỹ trong tình trạng “quá tải” vào ngày 2/4 trong khi đấu tranh để điều trị hoặc chôn cất nhiều ca tử vong vì COVID-19.

Một tàu biển chở khách lênh đênh trên biển từ giữa tháng 3 do COVID-19 đã được đưa về cảng Nam Florida ngày 2/4, sau khi nhà chức trách phê chuẩn kế hoạch cho tàu này và tàu phụ của nó cập cảng và hầu hết hành khách được lên bờ.

Cuộc khủng hoảng virus corona đang bắt đầu gây ra vấn đề nhưng lại chính là việc mà thành phố San Francisco ở bang California, Mỹ đã không thể thực hiện được trong nhiều năm - di chuyển những người vô gia cư ra khỏi đường phố và vào các nhà tạm trú, bao gồm một số khách sạn hiện tại vắng khách.

Châu Á và Thái Bình Dương

Giới chức trách Australia đã đóng cửa biên giới nội bộ vào ngày 3/4 và cảnh báo mọi người ở nhà trong kỳ nghỉ lễ Phục sinh sắp tới khi nước này tìm cách giảm thiểu tỷ lệ ca nhiễm mới.

Ngày 3/4, chính phủ Nhật Bản đề nghị các khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do COVID-19 nhường giường bệnh cho những bệnh nhân nặng, trong khi những người có triệu chứng nhẹ hơn cách ly tại nhà hoặc khách sạn.

Bộ Thương mại Trung Quốc cam kết hỗ trợ để giúp các công ty đầu tư nước ngoài trong nước trở lại làm việc trước sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu

“Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Australia có thể đối phó với đại dịch COVID-19 dựa trên quỹ đạo hiện tại”, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết trong ngày 3/4.

Cùng ngày, Singapore cho biết sẽ đóng cửa các trường học và hầu hết các nơi làm việc trong một tháng nhằm nỗ lực thực hiện biện pháp nghiêm ngặt hơn để ngăn chặn sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19.

Người đàn ông đứng trước màn hình hiển thị một chương trình truyền hình của Thủ tướng Singapore Lee Hsien Loong về việc giải quyết sự bùng phát của dịch COVID-19, tại khu thương mại trung tâm ở Singapore, ngày 3/4/2020. Ảnh: Reuters

Giới chức trách Singapore cho biết số ca nhiễm mới tăng votj trong tuần này, với tổng số lên tới 1.114 trường hợp đã chỉ ra sự cần thiết phải triển khai các biện pháp chặt chẽ hơn.

Thúc đẩy kinh tế

“Trung Quốc có nhiều công cụ chính sách để ổn định tăng trưởng kinh tế và tác động của sự bùng phát dịch bệnh có thể là tạm thời”, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết trong ngày 3/4.

Cùng ngày, Ngân hàng Trung ương Malaysia cho biết, nền kinh tế có thể thu hẹp tới 2% hoặc tăng 0,5% trong năm nay do đại dịch COVID-19 - hoạt động kinh tế tồi tệ nhất trong hơn một thập kỷ.

Theo các nhà quản lý quỹ, sự phục hồi của Trung Quốc từ sự bùng phát dịch bệnh COVID-19 có thể mang đến những bài học đầu tư cho các nơi còn lại trên thế giới.

“Nền kinh tế vốn tăng trưởng chậm của khu vực châu Á đang phát triển đã suy yếu hơn nữa trong năm na do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trước khi nền kinh tế quay trở lại mạnh mẽ vào năm tới”, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết trong ngày 3/4.

Trung Quốc sẽ tưởng niệm các nạn nhân COVID-19 vào ngày 4/4

Ngày 3/4, chính phủ Trung Quốc cho biết nước này sẽ tổ chức lễ tưởng niệm những nạn nhân đã tử vong vì dịch COVID-19 vào ngày 4/4. Trong suốt khoảng thời gian này, Trung Quốc sẽ treo cờ rủ trên toàn quốc và tại tất cả đại sứ quán, lãnh sự quán ở nước ngoài.

Cũng từ 10h ngày 4/4, người dân trên toàn Trung Quốc sẽ dừng mọi hoạt động để dành 3 phút mặc niệm tưởng nhớ các nạn nhân, cùng với âm thanh vang lên cùng lúc từ tiếng còi ôtô, tàu hỏa và thuyền. Tính đến ngày 3/4, tổng số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 tại Trung Quốc lần lượt là 81.620 và 3.322.

COVID-19 khiến 50% dân số thế giới ở nhà

Thống kê của AFP cho thấy đến nay có hơn 3,9 tỉ người, tương đương 50% dân số trên toàn cầu được kêu gọi ở nhà để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh COVID-19.

Hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ đã áp dụng các biện pháp, trong đó có bắt buộc hoặc khuyến cáo ở nhà, lệnh giới nghiêm hoặc cách ly. Mới đấy nhất, Thái Lan đã triển khai lệnh giới nghiêm có hiệu lực từ ngày 3/4, nâng tổng số người trên toàn cầu phải ở nhà vượt qua mốc 50% trong tổng số 7,8 tỉ dân.

Cập nhật lúc 20h7 ngày 3/4/2020:

Thế giới: 1.034.098 người mắc, 54.464 người tử vong.

Việt Nam: 237 trường hợp mắc COVID-19. Trong đó:

16 người mắc COVID-19 (tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2) đã được chữa khỏi bệnh hoàn toàn (giai đoạn 1).

69 bệnh nhân (BN17, BN18, BN20, BN22, BN23, BN 24, BN25, BN27,BN29, BN32, BN33, BN34, BN35, BN37, BN38, BN39, BN40, BN41, BN42, BN43, BN 45, BN46, BN47, BN 48, BN 49, BN51, BN53, BN 54, BN55, BN56, BN58, BN59, BN60, BN61, BN62, BN63, BN64 , BN66, BN67, BN69, BN70, BN71, BN73, BN75, BN76, BN77, BN78, BN79, BN85, BN88, BN89, BN90, BN93, B N99, BN100, BN107, BN110, BN112, BN113, BN121, BN129, BN130, BN 131, BN132, BN138, BN140, BN179, BN187, BN198) mắc COVID-19, tính từ ngày 06/3 đến 03/4 được chữa khỏi (giai đoạn 2).

Theo Tổng hợp từ Reuters, Tân Hoa Xã & CNN
Copy Link
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 tối 3/4: Với 117.710 ca nhiễm, Tây Ban Nha đứng thứ 2 thế giới về số người mắc, sau Mỹ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO