LHQ hoãn hội nghị thượng đỉnh khí hậu quan trọng sang năm 2021 do COVID-19
Các quan chức của Liên Hợp Quốc ngày 28/5 cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến LHQ phải trì hoãn hội nghị thượng đỉnh về khí hậu quan trọng cho đến cuối năm 2021 trong khi hội nghị này đã được lên kế hoạch tổ chức tại Anh trong năm nay.
Cuộc họp năm nay, được gọi là Hội nghị thượng đỉnh COP26 về biến đổi khí hậu, đã được coi là hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu quan trọng nhất kể từ hội nghị năm 2015 (COP21) tạo ra Thỏa thuận Paris. Theo kế hoạch, hàng trăm nhà lãnh đạo thế giới sẽ đối mặt với áp lực của công chúng về hành động khí hậu toàn cầu mạnh mẽ hơn bằng cách đưa ra các cam kết để cắt giảm khí thải nhà kính nhanh hơn.
Chính phủ Anh đã đề xuất dời ngày diễn ra COP26 từ ngày 1 – 12/11/2021 Glasgow, Scotland sẽ vẫn là thành phố chủ nhà, và trước tiên sẽ có một hội nghị thượng đỉnh khởi đầu ở Ý.
Quan chức khí hậu Anh Alok Sharma cho biết việc trì hoãn sẽ giúp các nước có thêm thời gian để tái thiết các nền kinh tế với ưu tiên thay đổi khí hậu. Các nhà đàm phán thuộc khối các nước kém phát triển cũng kêu gọi các nước không dựa vào đại dịch để trì hoãn các kế hoạch khí hậu mạnh mẽ hơn, mà thay vào đó sẽ tăng cường năng lượng tái tạo, bảo tồn và các biện pháp xanh khác khi các nền kinh tế phục hồi.
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đã đề xuất một kế hoạch như vậy vào ngày 27/5 để buộc một quỹ phục hồi 750 tỷ euro vào các mục tiêu khí hậu.
Logo của Liên Hợp Quốc ở bên ngoài trụ sở của LHQ ở New York, Mỹ vào ngày 15/9/2013. Ảnh: Reuters |
Sonam Wangdi của Bhutan, một thành viên của khối các nước kém phát triển nhất (LDC) cho biết: “Việc trì hoãn COP26 không nên ảnh hưởng đến quyết định của các quốc gia trong việc thực hiện các cam kết này vào năm 2020”.
Hội nghị thượng đỉnh COP26 năm nay được coi là thời hạn cuối cùng để các quốc gia cam kết thực hiện các mục tiêu cắt giảm khí thải cần thiết mạnh mẽ hơn để đưa ra mục tiêu của Thỏa thuận Paris nhằm hạn chế sự tăng nhiệt độ toàn cầu đến 2 độ C và hướng tới đạt mục tiêu 1,5 độ C so với giai đoạn tiền công nghiệp.
Ngay cả khi các quốc gia đáp ứng các cam kết được đưa ra theo Thỏa thuận Paris 2015, thế giới đang hướng tới sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu hơn 3 độ C so với mức tiền công nghiệp. Theo các nhà khoa học, mức tăng này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đối với mực nước biển dâng, các sự kiện thời tiết cực đoan và di cư hàng loạt khi mọi người chạy trốn khỏi các khu vực có khí hậu không thể ở được.
Brazil xác nhận 26.417 ca nhiễm COVID-19 trong ngày 28/5
Theo Bộ Y tế Brazil, nước này đã ghi nhận con số kỷ lục hàng ngày với 26.417 ca nhiễm mới trong ngày 28/5, nâng tổng số ca nhiễm của nước này lên 438.238, chỉ đứng sau Mỹ.
Cùng ngày, số người chết ở Brazil đã tăng thêm 1.156 người so với một ngày trước đó, đưa tổng số người chết vì COVID-19 tại nước này lên 26.754, chỉ thấp hơn kỷ lục 1.188 ca tử vong được ghi nhận vào ngày 21/5.
Cập nhật lúc 6h ngày 29-5-2020:
*Thế giới: 5.807.012 người mắc; 357.800 người tử vong, trong đó:
- Hoa Kỳ: 1.745.803 người mắc; 102.107 người tử vong.
- Nga: 379.051 người mắc; 4.142 người tử vong.
- Brazil: 414.661 người mắc; 25.697 người tử vong.
- Tây Ban Nha: 283.849 người mắc; 27.118 người tử vong.
*Việt Nam: 327 trường hợp mắc COVID -19.
Đến 6h ngày 29/5, Việt Nam không ghi nhận mắc mới COVID-19.
Tổng cộng 278 người đã được chữa khỏi. Trong đó:
16 bệnh nhân mắc COVID-19 (tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2) đã được chữa khỏi (giai đoạn 1).
256 bệnh nhân mắc COVID-19 (tính từ ngày 06/3 đến ngày 26/5) được chữa khỏi (giai đoạn 2)