Cao Bằng: Quản lý đất đai lỏng lẻo, cơ chế đền bù “tiền hậu bất nhất”  - Bài 2: Đất quốc phòng, nhưng mấy chục năm không ai quản lý?

24/05/2018 06:49

(TN&MT) - Tại một số báo cáo, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Cao Bằng khẳng định “thửa đất ông Linh đang sử dụng từ năm 1988 đến nay, không nằm trong danh mục đất...

(TN&MT) - Thửa đất được cơ quan thẩm quyền là UBND phường Sông Hiến xác nhận đơn và đề nghị thị xã Cao Bằng (nay là TP. Cao Bằng) làm thủ tục cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho gia đình ông Sầm Đăng Linh ở tổ 5, công dân của TP. Cao Bằng; Thửa đất mà Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã xác nhận “Đồng ý và nhất trí theo nội dung đơn” được chuyển nhượng đất, từ ngày 15/9/1993 nhưng vẫn chưa được cấp sổ đỏ; Hơn nữa, tại một số báo cáo, BCHQS khẳng định “thửa đất ông Linh đang sử dụng từ năm 1988 đến nay, không nằm trong danh mục đất quốc phòng theo QĐ 404/TTg của Thủ tướng Chính phủ”, nhưng khi thực hiện hỗ trợ, đền bù, tái định cư dự án QL3, đoạn tránh TP. Cao Bằng, các cơ quan chức năng lại khẳng định là “đất quốc phòng”(!?).
Cao Bằng: Quản lý đất đai lỏng lẻo, cơ chế đền bù “tiền hậu bất nhất”  Bài 2: Khi đền bù thì nói đất quốc phòng, mấy chục năm không ai quản lý?
Giám đốc và Phó Diams đốc Sở TN&MT tỉnh Cao Bằng làm việc với phóng viên Báo TN&MT.
Trong quá trình thu thập thông tin, chúng tôi được biết, khu đất khoảng 4ha, tại tổ 5, phường Sông Hiến, TP. Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng, gia đình ông Sầm Đăng Linh đang sinh sống ổn định từ năm 1988 đến nay, các con ông đã xây dựng gia đình ở riêng và làm nhà quanh đó. Điều lạ là, khi thu hồi đất cơ quan chức năng nói là “đất quốc phòng”; nhưng lúc đề cập đến trách nhiệm quản lý đất suốt 3 thập kỷ qua thì không đơn vị nào nhận trách nhiệm, thậm chí là đùn đẩy trách nhiệm (!?).
 
Báo cáo 1347/BC-STNMT, ngày 9/8/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường Cao Bằng về Kết quả rà soát, thu thập tài liệu chứng minh về nguồn gốc, quá trình quản lý sử dụng khu đất quốc phòng tại tổ 5, phường Sông Hiến, TP. Cao Bằng, kết luận: Khu đất quốc phòng tại Tổ 5, phường Sông Hiến là đất thuộc quyền quản lý, sử dụng của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh (BCHQS) tỉnh Cao Bằng từ năm 1980, nhưng đã nhiều năm không được quản lý sử dụng theo đúng quy định của Luật Đất đai. Do không có nhu cầu tiếp tục sử dụng khu đất, BCHQS tỉnh Cao Bằng đã bàn giao khu đất cho địa phương quản lý theo đúng quy định tại QĐ số 404/TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch đất quốc phòng do quân đội quản lý trên địa bàn quân khu I.
Cao Bằng: Quản lý đất đai lỏng lẻo, cơ chế đền bù “tiền hậu bất nhất”  Bài 2: Khi đền bù thì nói đất quốc phòng, mấy chục năm không ai quản lý?
Quốc Lộ 3, đoạn tránh thành phố Cao Bằng được đầu tư khang trang, nên khu đất gia đình ông Sầm Đăng Linh trở thành 2 mặt tiền quốc lộ, lợi thế hoạt động thương mại
Đầu tháng 5/2018, chúng tôi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng. Trong 19 danh mục tài liệu Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng vừa cung cấp cho chúng tôi, hầu hết các văn bản đều khẳng định khu đất tại Tổ 5, phường Sông Hiến là “đất quốc phòng”. Nhưng cũng chính trong 19 danh mục được thống kê đó, không hề có bản đồ chứng minh là khu đất gia đình ông Linh đang quản lý, sử dụng thuộc “đất quốc phòng”.
 
Chúng tôi quay trở lại gặp ông Sầm Đăng Linh để trao đổi: Quá trình thu thập tài liệu, hầu hết các văn bản của cơ quan chức năng tỉnh Cao Bằng đều khẳng định khu đất gia đình ông đang quản lý, sử dụng là “đất quốc phòng”. Ông Linh cho biết: Đã nhiều lần làm đơn yêu cầu cơ quan chức năng cung cấp chứng cứ chứng minh thửa đất gia đình tôi khai phá sinh sống thuộc đất quốc phòng, nhưng cơ quan chức năng không thể chứng minh, không có tài liệu chính thống, nhưng họ cứ viết vào văn bản là “đất quốc phòng”.
4Cao Bằng: Quản lý đất đai lỏng lẻo, cơ chế đền bù “tiền hậu bất nhất”  Bài 2: Khi đền bù thì nói đất quốc phòng, mấy chục năm không ai quản lý?
Ông Sầm Đăng Linh giới thiệu cho phóng viên Báo TN&MT tấm bản đồ và nói: Đất nhà tôi không thuộc đất quốc phòng
Ông Linh vào nhà lấy ra tấm bản đồ và nói: Tôi sẽ chứng minh cho các anh thấy, đất nhà tôi không thuộc đất quốc phòng. Mở tấm bản đồ hiện trạng đất quốc phòng trên địa bàn phường Sông Hiến, thị xã Cao Bằng (nay là TP. Cao Bằng), tỷ lệ 1/10.000, ngày 9/12/2005, có 6 chữ ký của 5 cơ quan chức năng tỉnh Cao Bằng: BCHQS tỉnh Cao Bằng, UBND phường Sông Hiến; Ban CHQS thị xã Cao Bằng; Ban phòng không BCHQS tỉnh; Trường Quân sự tỉnh (đơn vị quản lý đất), đất gia đình ông Linh nằm ngoài khu vực đất quốc phòng. Bản đồ cũng ghi rõ, đơn vị sử dụng, địa điểm, diện tích đất: BCHQS thị xã tập trung quân dự bị động viên, ở vị trí Khau Cuốn, phường Sông Hiến; Trận địa pháo phòng không, tổ 30, phường Sông Hiến (29.300m2); Khu 2, Trường Quân sự (Đồng Tâm), tổ 32, phường Sông Hiến. Trong khi đó, đất nhà ông Linh thuộc tổ 5, phường Sông Hiến.
5Cao Bằng: Quản lý đất đai lỏng lẻo, cơ chế đền bù “tiền hậu bất nhất”  Bài 2: Khi đền bù thì nói đất quốc phòng, mấy chục năm không ai quản lý?
Bản đồ hiện trạng đất quốc phòng trên địa bàn phường Sông Hiến, thị xã Cao Bằng (nay là TP. Cao Bằng), tỷ lệ 1/10.000, ngày 9/12/2005, có 6 chữ ký của 5 cơ quan chức năng tỉnh Cao Bằng. Điểm đỏ là khu đất nhà ông Linh; Điểm vàng là Trận địa pháo phòng không
Tại Báo cáo số 1754, ngày 4/8/2011 của BCHQS tỉnh Cao Bằng về kết quả xác định ranh giới, đo đạc diện tích đất quốc phòng trước đây, có liên quan đến khu đất hiện gia đình ông Sầm Đăng Linh và một số hộ gia đình khác đang quản lý sử dụng, khẳng định: Qua kiểm tra các tài liệu hồ sơ quốc phòng và làm việc với cơ quan chức năng Quân khu I, BCHQS tỉnh Cao Bằng khẳng định không có 15 ha đất quốc phòng tại km4 (khu vực gia đình ông Sầm đăng Linh đang quản lý) theo như ý kiến của đại diện Ban giải phóng mặt bằng sáng ngày 23/6/2011. Báo cáo nêu rõ: Thực tế gia đình ông Linh và một số hộ đang quản lý trên khu đất có diện tích 33.365,7m2, còn 6.396,7m2 nhà nước đã thu hồi để làm đường tránh quốc lộ 3. Ngoài diện tích đất quốc phòng đã đo đạc, gia đình ông Sầm Đăng Linh vẫn đang quản lý, sử dụng đất liền kề.
 
Trong khi đó, nhiều văn bản khác lại ghi là 39.800m2 (?).
 
Đánh giá về nguồn gốc, quá trình quản lý, sử dụng đất đai, khu vực tổ 5, phường Sông Hiến, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng nhận định: Từ năm 1988, khu đất tổ 5, phường Sông Hiến được UBND tỉnh phê duyệt mặt bằng địa giới và cấp đất khu dân cư tự làm nhà ở cho cán bộ, chiến sỹ thuộc BCHQS tỉnh Cao Bằng, nhưng không thực hiện được. Từ năm 1999 đến nay, trong báo cáo kết quả rà soát quy hoạch đất quốc phòng của BCHQS tỉnh Cao Bằng thì khu gia đình km4 – làng quân nhân không có trong danh mục đất quốc phòng. Từ ngày 15/9/1993, ông Sầm Đăng Linh đã có đơn đề nghị xin chuyển nhượng khu đất để khai phá, cải tạo, canh tác và được Đại tá Sầm Bằng, Chỉ huy trưởng BCHQS tỉnh Cao Bằng ký chấp thuận, đồng ý.
4- Cao Bằng: Quản lý đất đai lỏng lẻo, cơ chế đền bù “tiền hậu bất nhất”  Bài 2: Khi đền bù thì nói đất quốc phòng, mấy chục năm không ai quản lý?
Ông Sầm Đăng Linh phản ánh: Tại sao tỉnh Cao Bằng đã cấp sổ đỏ cho hầu hết các hộ dân sinh sống trên khu đất mà tỉnh gọi là "đất quốc phòng", nhưng lại không cấp cho gia đình ông Linh?
Báo cáo số 1347 của Sở TN&MT Cao Bằng cũng nêu rõ: Khu đất nêu trên (đất ông Linh đang quản lý – PV) đã nhiều năm không được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của Luật đất đai, do BCHQS tỉnh Cao Bằng xác định không còn nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nữa nên đã xin ý kiến và được Bộ Quốc phòng đồng ý bằng văn bản, sau đó đã chuyển giao lại khu đất cho địa phương quản lý là đúng quy định tại điều 2, QĐ404, ngày 13/6/1996 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch đất quốc phòng do quân đội quản lý trên địa bàn Quân khu I.
 
Khẳng định là đất quốc phòng nhưng không thống kê, không báo cáo; chưa từng có biển báo khoanh vùng, mốc giới. Hơn nữa, ông Sầm Đăng Linh đã 11 lần gửi đơn đến các cơ quan chức năng đề nghị được cung cấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh đất quốc phòng theo quy định của pháp luật, nhưng theo ông Linh: các cơ quan chức năng từ chính quyền đến cơ quan quân đội không thể xuất trình bất cứ tài liệu, chứng cứ chính thống nào. Và nếu là đất quốc phòng, sao buông lỏng quản lý trong suốt 30 năm qua, không cán bộ nào bị xử lý kỷ luật?
 
Như vậy, có thể thấy rằng, công tác quản lý đất đai khu vực phường Sông Hiến, TP. Cao Bằng trong cả thời gian dài bị buông lỏng quản lý, các số liệu diện tích đất các cơ quan chức năng đưa ra vênh nhau, các căn cứ chứng minh nguồn gốc đất thiếu chặt chẽ. Việc gia đình ông Linh sinh sống, có công khai phá, cải tạo đất đai suốt 30 năm qua, biến từ đất hoang, không đường, không nước sinh hoạt nay trở thành vườn cây hoa trái là có thật. Hơn nữa, nay khu đất tại Km4, tổ 5, phường Sông Hiến được đầu tư tuyến đường tránh QL3 rộng thênh thang, giao thông, thương mại sầm uất, đất gia đình ông Linh quản lý trở thành mặt đường quốc lộ, cũng là giấc mơ của nhiều người. Gia đình kiến nghị nhiều lần cơ quan chức năng đưa ra tài liệu chứng minh là đất quốc phòng, nhưng không cơ quan nào đưa ra chứng cứ, tài liệu thuyết phục. Trong bối cảnh đó, ngày 10/3/2016, Toàn án Nhân dân tỉnh Cao Bằng lại đình chỉ giải quyết vụ án hành chính sơ thẩm với lý do trái với quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2010, khiến cho dư luận hoài nghi những góc khuất trong quản lý đất đai của tỉnh Cao Bằng!
 
Trong đơn gửi cơ quan Báo TN&MT, ông Sầm Đăng Linh đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Cao Bằng thực hiện 3 vấn đề: Bồi thường (nợ) Tái định cư theo đúng quy định pháp luật; Bồi thường chậm trả theo quy định Nghị định 182/2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004; hủy bỏ QĐ 1797/QĐ-UBND, ngày 12/11/2014 của UBND tỉnh Cao Bằng.
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cao Bằng: Quản lý đất đai lỏng lẻo, cơ chế đền bù “tiền hậu bất nhất”  - Bài 2: Đất quốc phòng, nhưng mấy chục năm không ai quản lý?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO