Hai công ty trên nằm trong danh sách các công ty dầu khí toàn cầu, bao gồm các tập đoàn lớn Royal Dutch Shell, Chevron Corp và BP Plc, được các nhà đầu tư thúc ép giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Trung tâm Trách nhiệm doanh nghiệp của Australia (ACCR) đã trình nghị quyết cho các cuộc họp thường niên của Woodside và Santos, kêu gọi các công ty này đưa ra chiến lược để giảm khí thải, công bố chi tiêu theo kế hoạch phù hợp với Hiệp định khí hậu Paris và cách các nhà điều hành sẽ được khuyến khích đáp ứng mục tiêu khí thải.
Hiệp định Paris, được thông qua bởi gần 200 quốc gia, đặt mục tiêu hạn chế sự nóng lên toàn cầu trong thế kỷ này xuống dưới 2 độ C (3,6 Fahrenheit).
ACCR, ủng hộ các công ty của Australia được liệt kê cải thiện hiệu suất môi trường, xã hội và quản trị và cho rằng hai công ty trên đã không giải quyết tốt về biến đổi khí hậu.
Cả Woodside và Santos đều cho biết khí đốt có thể giúp giảm lượng khí thải toàn cầu như một loại nhiên liệu chuyển tiếp quan trọng trong việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo.
Santos đã công bố một báo cáo về biến đổi khí hậu vào tuần trước, đặt ra các mục tiêu giảm lượng khí thải các-bon trong hoạt động của công ty, hướng đến mục tiêu phát thải bằng không vào năm 2050.
Một phát ngôn viên của Santos cho biết công ty có thể có tác động lớn nhất đến khí thải nhà kính bằng cách tăng doanh số bán khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Á.
“Đối với mỗi tấn CO2 được sản xuất tại Australia, LNG tiết kiệm từ 3 đến 10 tấn khi nó được sử dụng để phát điện ở châu Á” - phát ngôn viên của Santos, Daniela Ritorto cho biết.