Các công ty Đức kêu gọi viện trợ COVID-19 gắn liền với hành động khí hậu

Mai Đan| 28/04/2020 10:56

(TN&MT) - Tờ Handelsblatt của Đức đưa tin các công ty Đức bao gồm ThyssenKrupp, Salzgitter, Bayer, Covestro, E.ON, HeidelbergCement, Puma, Allianz và Deutsche Telekom đã kêu gọi viện trợ nhà nước liên quan đến virus corona gắn liền với hành động khí hậu.

Logo của Tập đoàn thép Thyssenkrupp bên ngoài tháp kiểm tra thang máy ở Rottweil, Đức vào ngày 21/1/2020. Ảnh: Reuters

“Chúng tôi kêu gọi chính phủ liên bang liên kết chặt chẽ các biện pháp chính sách kinh tế để vượt qua cả cuộc khủng hoảng khí hậu và khủng hoảng virus corona”, hơn 60 công ty nói trong thư, trước cuộc đối thoại khí hậu Petersberg bắt đầu vào ngày 27/4.

Các công ty lo ngại rằng những vấn đề môi trường sẽ được quan tâm sau trong cuộc khủng hoảng COVID-19 hiện nay.

Các nhà sản xuất ô tô đã vận động hành lang để ngăn chặn việc thắt chặt giới hạn khí thải đối với ô tô, miễn thuế nhiên liệu máy bay đối với các hãng hàng không và ngành công nghiệp nhựa kêu gọi lệnh cấm đối với một số sản phẩm nhựa.

“Đại dịch đã nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương của hệ thống kinh tế toàn cầu hóa của chúng ta đối với các mối đe dọa không có giới hạn ở các khu vực hoặc ngành công nghiệp. Biến đổi khí hậu là một thách thức tương đương” – các công ty nhấn mạnh.

Đóng góp vai trò quan trọng trong sáng kiến kêu gọi, Bernhard Osburg, người đứng đầu Tập đoàn thép khổng lồ ThyssenKrupp, Đức đã kêu gọi một chương trình kích thích kinh tế liên quan đến khí hậu. Trong khi đó, Jörg Fuhrmann, CEO của nhà sản xuất thép Salzgitter cho biết nhà nước nên khuyến khích thay thế than bằng hydro trong sản xuất thép.

Markus Steilemann, người đứng đầu nhà sản xuất nhựa Covestro cho biết: “Lời kêu gọi nhằm thúc đẩy nền kinh tế của chúng ta chống khủng hoảng và cạnh tranh hơn với một tương lai thực sự bền vững, trung lập với khí hậu”.

Hiệp hội Công nghiệp liên bang Đức (BDI) cho biết họ đã bám sát mục tiêu trung lập khí hậu của châu Âu, hoặc phát thải khí nhà kính bằng không vào năm 2050, nhưng cảnh báo rằng các quốc gia, các công ty và các hộ gia đình trong tương lai sẽ giảm phạm vi đầu tư.

“Do đó, thỏa thuận xanh của EU phải trở thành một Thỏa thuận thông minh, trong đó các mục tiêu tăng trưởng, việc làm và tham vọng bảo vệ khí hậu được liên kết hiệu quả nhất có thể thông qua gói đầu tư và cứu trợ thông minh”, ông Holger Loesch, Giám đốc điều hành BDI cho biết.

Theo Tổng hợp từ Reuters
Copy Link
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Các công ty Đức kêu gọi viện trợ COVID-19 gắn liền với hành động khí hậu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO