Những ngày qua, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Thừa Thiên - Huế đã quyên góp kinh phí, thu mua cá tươi, huy động lực lượng hội viên và thanh niên để tiến hành sơ chế, nướng chín, phơi khô... Cá khô được để trong những bì lớn và hút chân không để đảm bảo chất lượng cá Anh Trần Đức Minh – Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh cho biết, hiện tại, Hội đã mua và đóng gói 2 tấn cá, gồm 1 tấn cá khô tẩm gia vị và 1 tấn cá tươi sấy khô đóng gói; 1.500 túi cá khô đã vận chuyển ra 3 tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn Cá khô được chế biến sẵn có thể sử dụng trực tiếp sẽ giúp bà con giải quyết được vấn đề lương thực khẩn cấp trong giai đoạn khó khăn này, khi không có bếp, không có điện nước... “Hội Doanh nhân trẻ tỉnh đang tiếp tục chuẩn bị thực phẩm, nhu yếu phẩm, quần áo để sớm gửi đến bà con các tỉnh miền Bắc, với mong muốn tiếp sức đến bà con sớm khắc phục hậu quả do cơn mưa lũ, bão...”, ông Minh nói Trong khi đó tại thị xã Hương Thủy, các cán bộ, hội viên, phụ nữ thị xã đã cùng nhau làm muối đậu, cá khô rim, muối mè, ruốc thịt, ruốc sả... Các chị em người thì góp tiền, người góp cá, người mang xoong nồi, củi, gia vị... rồi tập trung, chung tay làm việc Tất cả đều bỏ qua công việc của bản thân, làm hết công suất với phương châm “thật nhanh, thật ngon, thật sạch” để kịp gửi ra đồng bào vùng lũ Còn đây là hình ảnh phụ nữ ở thị xã Hương Trà gói bánh gửi đến đồng bào vùng lũ phía Bắc Ngoài ra, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng vừa chuyển đến tỉnh Lào Cai 15 tấn hàng nhu yếu phẩm gồm sữa, mỳ tôm, bánh, lương khô, chăn màn, áo quần mới... Bà Trần Thị Kim Loan, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh cho biết, Hội đã kêu gọi các cơ sở hội huy động hội viên góp công, góp của, “đỏ lửa” cùng chế biến những thực phẩm khô, thực phẩm để được lâu, dễ dùng để gửi ra ủng hộ đồng bào miền Bắc đang phải gồng mình chống chọi với thiên tai. Ngoài lương thực, thực phẩm, Hội cũng huy động các cấp Hội tiếp tục góp tiền mặt tùy khả năng qua kênh của Ủy ban MTTQVN tỉnh để ủng hộ bà con phía Bắc khắc phục hậu quả bão, lũ, ổn định lại cuộc sống
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược về thể chế số, hạ tầng số và nhân lực số, phấn đấu đưa toàn bộ các dịch vụ công lên các nền tảng số, nâng cấp nền kinh tế số, thúc đẩy chuyển đổi số một cách thần tốc, hiệu quả, có tính bứt phá toàn diện hơn, thực hiện "mục tiêu kép" là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số ở trình độ cao, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mạnh, có năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Các hoạt động của Đoàn đại biểu Việt Nam dự Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Lào được đánh giá cao về sự năng động, chủ động, tích cực và trách nhiệm thông qua cách tiếp cận các vấn đề mang tính "toàn dân, toàn diện, toàn cầu". Như đánh giá của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, Việt Nam là "ngôi sao của ASEAN", là hình mẫu của hoà bình và phát triển bền vững, đóng góp quan trọng vào việc nâng cao tiếng nói và vai trò của các nước đang phát triển, đi đầu trong các nỗ lực thúc đẩy hoà bình, ổn định, phát triển bao trùm và bền vững trên toàn cầu.
POWERED BY
ONE CMS - A PRODUCT OF
NEKO