Bộ TN&MT đề ra 10 nhiệm vụ trong tâm trong năm 2018

08/01/2018 10:38

(TN&MT) – Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã đưa tin, sáng 8/1 tại Hà Nội,Bộ TN&MT tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2017 và Triển khai Kế hoạch nhiệm vụ năm 2018. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đến dự và chỉ đạo Hội nghị

Tại hội nghị, sau phần phát biểu khai mạc của Bộ trường Trần Hồng Hà, Hội nghị đã nghe Thứ trưởng Trần Quý Kiên trình bày Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2017 của Bộ TN&MT.
 

0801 6 vi chu tri
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và lãnh đạo Bộ TN&MT chủ trì Hội nghị

Đóng góp cho phát triển KT-XH của đất nước

Báo cáo nêu rõ: Đất nước ta bước vào năm 2017 với nhiều yếu tố thuận lợi, nền kinh tế tiếp tục phục hồi, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát... song cũng đứng trước không ít khó khăn, thách thức.

Triển khai các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TN&MT đã chỉ đạo thực hiện quyết liệt ngay từ đầu năm các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm 2017.

Toàn ngành đã lấy phương châm “tăng cường kỷ cương, đề cao trách nhiệm, thi đua sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững” làm trọng tâm hành động; tiếp tục tăng cường hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh CCHC; thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra; đổi mới công tác kế hoạch, đầu tư; triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra. Kết quả đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng đóng góp cho phát triển KT-XH của đất nước, tạo thế và lực cho năm 2018 và những năm tiếp theo….

Theo đó, toàn ngành đã tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về TN&MT: Ngành TN&MT đã tập trung nguồn lực đánh giá tình hình thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý, tập trung vào các lĩnh vực như đất đai, khoáng sản, môi trường...

0801 thu truong kien bao cao
Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên trình bày báo cáo tại Hội nghị

Đặc biệt, trước nguy cơ ngày càng hiện hữu do tác động của BĐKH, Bộ đã chủ trì tổ chức thành công Hội nghị của Thủ

Trong năm 2017, toàn ngành đã tiến hành hơn 2.300 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với gần 7.500 tổ chức, cá nhân; tổ chức tiếp công dân 5.800 lượt với tổng số gần 7.200 lượt người; tiếp nhận gần 13.300 lượt đơn thư, trong đó có 9.700 lượt đơn đủ điều kiện xử lý; đã có văn bản hướng dẫn, giải quyết hơn 7.000 đơn thư.

Riêng Bộ TN&MT đã tiếp hơn 410 lượt với gần 1.000 người; tiếp nhận, xử lý 3.200 lượt đơn thư, trong đó 44% đơn trùng, không đủ điều kiện xử lý. Bộ đã cử Đoàn thẩm tra, xác minh 41/41 vụ việc Thủ tướng Chính phủ giao, 37/48 vụ việc thuộc thẩm quyền của Bộ; đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết 28 vụ việc, có văn bản giải quyết theo thẩm quyền 24 vụ việc.

tướng Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với BĐKH, mở ra một mô hình mẫu về phát triển các vùng đồng bằng lớn thích ứng với biến đổi khí hậu trên phạm vi cả nước.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo được đổi mới có trọng tâm, trọng điểm, gắn với những vấn đề bức xúc từ thực tiễn:

Tiếp tục coi đẩy mạnh công tác cải cách hành chính gắn với mục tiêu cắt giảm chi phí, cắt giảm thời gian, loại bỏ phiền hà, nhũng nhiễu cho người dân, doanh nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm.

Tiếp tục chỉ đạo kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự theo hướng tinh gọn, hiệu quả; đổi mới công tác chỉ đạo điều hành, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu.

Bộ cũng tiếp tục đẩy mạnh công tác hợp tác, hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực quản lý; huy động được nguồn lực, kinh nghiệm của quốc tế cho công tác quản lý tài nguyên, BVMT và ứng phó với BĐKH.

Toàn ngành đã đổi mới công tác kế hoạch, tài chính, cách thức chỉ đạo, điều hành trong xây dựng, triển khai kế hoạch và dự toán ngân sách; ưu tiên đầu tư các nhiệm vụ quan trọng cấp bách đặt ra đối với ngành. Thực hiện tốt công tác tổng hợp, phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường của cả nước.

Lãnh đạo các Ban, Bộ, Ngành
Lãnh đạo các Ban, Bộ, Ngành tham dự Hội nghị

Công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin đã được đổi mới, bám sát yêu cầu về lý luận, thực tiễn và các định hướng nghiên cứu theo Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành; tập trung xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ TN&MT, kết nối với các địa phương...

Báo cáo cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong năm 2017 như: Kết quả việc giải quyết đất đai của các công ty nông, lâm nghiệp còn chậm so với yêu cầu đặt ra; việc thành lập tổ chức lưu vực sông, lập quy hoạch tài nguyên nước còn chậm; vẫn còn xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép ở một số nơi; tình hình ô nhiễm môi trường ở một số nơi vẫn diễn biến phức tạp.

Việc xây dựng các cơ sở dữ liệu của ngành còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu của Chính phủ điện tử; công tác phân tích dự báo về thiên tai, môi trường còn hạn chế. Ứng phó với BĐKH đòi hỏi đầu tư rất lớn nhưng nguồn kinh phí còn hạn chế. Tài nguyên biển chưa được khai thác sử dụng hiệu quả và đóng góp tương xứng cho phát triển KT-XH của đất nước. Ở một số địa phương, năng lực thực thi chính sách, pháp luật còn hạn chế… Bộ TN&MT cũng đã nêu rõ những nguyên nhân của tồn tại và đề ra những giải pháp giải quyết.

Giám đốc Sở TNMT Sóc Trăng
Ông Trần Ngọc Ẩn - Giám đốc Sở TN&MT Sóc Trăng tham luận tại Hội nghị

10 nhiệm vụ trong tâm trong năm 2018

Trong năm 2018, toàn ngành TN&MT sẽ nghiêm túc quán triệt phương châm hành động của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra là “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”, tiếp tục tăng cường kỷ cương hành chính; tạo đột phá về thể chế, chính sách, pháp luật trong quản lý, sử dụng, phát huy nguồn lực tài nguyên, BVMT, ứng phó với BĐKH cho phát triển bền vững; tổ chức tốt việc thực thi; từng bước hiện đại hóa nền hành chính… Trong đó tập trung vào 10 nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể:

Tiếp tục hoàn thiện, tạo bước đột phá về thể chế, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, đẩy mạnh cải cách TTHC;

Kiện toàn, tinh gọn tổ chức bộ máy và tăng cường năng lực quản lý nhà nước theo Nghị quyết số 18/NQ-TW. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, hiện đại; chuyển đổi mạnh mẽ mô hình quản lý hiện nay sang mô hình phục vụ người dân, doanh nghiệp, kiến tạo cho phát triển;  

Đẩy mạnh CCHC; thực hiện cung cấp Dịch vụ công trực tuyến đối với tất các các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ. Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật trong lĩnh vực TN&MT. Tăng cường hội nhập và mở rộng hợp tác quốc tế; đổi mới công tác nghiên cứu KH&CN;

Tập trung sửa đổi Luật đất đai năm 2013; hoàn thành việc đo đạc, cắm mốc, lập hồ sơ địa chính, giao đất, cho thuê đất, cấp GCN đối với đất có nguồn gốc của nông, lâm trường quốc doanh; hoàn thành cơ bản việc cấp GCN lần đầu;

Hoàn thành việc xây dựng Quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước; Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước. Sửa đổi, hoàn thiện các quy trình vận hành liên hồ chứa. Chủ động hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng nguồn nước xuyên quốc gia;

0801 toan canh hn
Toàn cảnh Hội nghị sáng 8/1 tại Trụ sở Bộ TN&MT

Tập trung hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật bảo vệ môi trường; sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường; triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 25/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong lĩnh vực BVMT. Kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm; tiến tới ngăn chặn căn bản tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, lưu vực sông, khu công nghiệp. Tập trung xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng;

Xây dựng các thiết chế quản lý hoạt động thích ứng với BĐKH; triển khai hiệu quả Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH;

Nâng cao năng lực, chất lượng dự báo, cảnh báo nhất là dự báo xa. Huy động nguồn lực thực hiện Chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn đến năm 2020, Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc TN&MT quốc gia giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030;

Hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua dự án Luật đo đạc và bản đồ tại kỳ họp thứ 5. Điều chỉnh, bổ sung Chiến lược phát triển ngành đo đạc và bản đồ đến năm 2030, định hướng phát triển đến năm 2035;

Triển khai Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Triển khai mạnh mẽ, đồng bộ, hiệu quả phương thức quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo. Hoàn thành việc xây dựng Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản TNMT biển và hải đảo; Quy hoạch tổng thể phát triển lĩnh viễn thám quốc gia đến năm 2025.

Để thực hiện 10 nhiệm vụ trên, Bộ TN&MT đã đưa ra các giải pháp thực hiện. Theo đó, toàn ngành sẽ quán triệt phương châm hành động của Thủ tướng Chính phủ là “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả” trong triển khai nhiệm vụ với 4 đột phá lớn là: đột phá về thể chế; đột phá trong huy động nguồn lực tài nguyên, đột phá trong công tác bảo vệ môi trường, đột phá trong chất lượng dịch vụ công.

Bên cạnh đó, Bộ TN&MT sẽ tiếp tục kiện toàn bộ máy, tổ chức của ngành từ Trung ương đến địa phương. Đổi mới chế độ công vụ, công chức; đề cao trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu trong thực thi công vụ.

Đồng thời ngành TN&MT sẽ tập trung tạo chuyển biến lớn trong cải cách TTHC. Đầu tư hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu TN&MT, cơ sở dữ liệu đất đai. Đẩy mạnh công tác truyền thông. Tăng cường sự phối hợp công tác phối hợp các cơ quan hành chính và với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể. Hội nhập và mở rộng hợp tác quốc tế.


Trong năm 2017, ngành TN&MT hoàn thành việc lập, thẩm định điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cho 63/63 tỉnh, thành phố; trình Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch của 38 tỉnh, thành phố. Cả nước đã thực hiện việc, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất với diện tích khoảng 27 nghìn ha; khai thác đưa vào sử dụng hơn 10 nghìn ha đất chưa sử dụng; xử lý đưa vào sử dụng gần 78 nghìn ha đất của các dự án chậm triển khai. Nhiều địa phương cũng đang tích cực triển khai các mô hình tích tụ, tập trung đất đai.

Thu ngân sách từ đất đai tăng mạnh, trong 11 tháng đầu năm 2017 là 92,1 nghìn tỷ, chiếm 11,6% thu ngân sách nội địa. Đã rà soát ranh giới gần 32.200 km; cắm gần 54.800 mốc, đo đạc, lập bản đồ địa chính 1.336.000 ha (đạt 95,1%). CCHC trong GCN đã có sự chuyển biến rất tích cực; cả nước đã thực hiện cấp GCN lần đầu đối với 96,6% diện tích đất cần cấp, tăng 1,8 triệu giấy so với cuối năm 2016; cả nước có 237/700 đơn vị hành chính cấp huyện triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai làm nền tảng cho xây dựng Chính phủ điện tử.

Hội nghị đang tiếp tục diễn ra, Báo Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục cập nhật đến bạn đọc trong các bản tin tiếp theo.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bộ TN&MT đề ra 10 nhiệm vụ trong tâm trong năm 2018
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO