(TN&MT) - Tình trạng đốt vàng mã tràn lan, nạn chặt chém vô tội vạ của những dịch vụ ăn theo xung quanh các điểm di tích, hình ảnh chen lấn, rải tiền lẻ … tiếp...
(TN&MT) – Tình trạng đốt vàng mã tràn lan, nạn chặt chém vô tội vạ của những dịch vụ ăn theo xung quanh các điểm di tích, hình ảnh chen lấn, rải tiền lẻ … tiếp tục là câu chuyện của mùa lễ hội năm nay.
Chuyện muôn năm cũ
Những tưởng sau những biện pháp quyết liệt của cơ quan chức năng cũng như sự lên tiếng mạnh mẽ của dư luận xã hội, mùa lễ hội 2018 sẽ đi vào quy củ hơn. Ấy nhưng thực tế đang diễn ra tại nhiều di tích tâm linh trên địa bàn cả nước lại không được như mong đợi. Cảnh chặt chém vô tội vạ, tình trạng đốt vàng mã tràn lan, hình ảnh chen lấn, rải tiền lẻ … vẫn thường xuyên xuất hiện.
Tại những điểm di tích tâm linh nổi tiếng của Hà Nội như: Phủ Tây Hồ, đền Quán Thánh, chùa Trần Quốc, chùa Phúc Khánh, chùa Quán Sứ … những bãi xe chặt chém du khách mọc lên như nấm. Hầu hết các bãi xe đều tự phát, không được các cấp có thẩm quyền cấp phép. Giá gửi xe máy được các chủ bãi xe thu dao động từ 10.000 – 15.000/ 1 xe máy và từ 25.000 – 50.000/ 1 xe ô tô. Riêng tại chùa Phúc Khánh, theo khảo sát của PV, các cửa hàng xung quanh khu vực mạnh ai người nấy nhận trông xe và họ tận dụng tối đa cơ hội để “kiếm thêm”. Chính vì cửa hàng nào cũng nhận trông xe nên giá gửi xe cũng không cố định. Giá gửi xe máy dao động từ 15.000 – 25.000 đồng/ 1 xe và tất cả những điểm trông giữ xe này hoàn toàn tự phát.
Một đoàn người vẫy mời khách vào gửi xe ở chùa Phúc Khánh
Tại khu vực phủ Tây Hồ và đền Quán Thánh, tình trạng này cũng xuất hiện nhan nhản. Ngày 23/2 vừa qua, tổ công tác của Thanh tra sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã kiểm tra, lập biên bản hàng loạt những bãi xe vi phạm. Cũng theo thống kê của Thanh tra sở Giao thông Vận tải Hà Nội, dịp Tết Nguyên đán vừa qua, cơ quan này đã lập biên bản xử lý 38 đơn vị trông giữ xe vi phạm, phạt tiền gần 1 tỷ đồng.
Bên cạnh nạn chặt chém thì tình trạng đốt vàng mã cũng chưa có dấu hiệu giảm. Dù Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa qua đã có công văn đề nghị không đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo nhưng tại nhiều điểm di tích tâm linh khác, tình trạng này vẫn diễn ra tràn lan. Tiêu biểu nhất có lẽ phải kể đến đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) và đền Bảo Hà (hay còn gọi là đền ông Hoàng Bảy, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai). Những dãy ngựa vàng mã xếp hàng chờ đốt ở đền Bảo Hà, cả dãy người xếp hàng đợi đến lượt hóa vàng tại đền Bà Chúa Kho cùng hình ảnh nhà hóa vàng mã liên tục cháy rừng rực suốt mấy ngày vừa qua cho thấy, nạn đốt vàng mã tràn lan vẫn chưa có dấu hiệu giảm.
Đầu năm cũng là thời điểm khai hội của nhiều lễ hội lớn như: lễ hội Yên Tử, lễ hội chùa Hương … Ấy nhưng theo ghi nhận của phóng viên, tình trạng rải tiền lẻ vẫn diễn ra. Tại các am thờ, mái hiên, kẽ chùa Đồng ... ở khu di tích Yên Tử, bất chấp những lời khuyến cáo không thả, nhét tiền lẻ bừa bãi của ban tổ chức, nhiều du khách vẫn cố gắng rải tiền lẻ lấy may. Còn với các chuông đồng, chùa đồng du khách sử dụng các tờ tiền với các mệnh giá khác nhau để xoa lên, với quan niệm sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho năm mới.
Mùa lễ hội năm nay, mặc dù số lượng người tham gia vẫn rất đông đúc nhưng tình trạng chen lấn, xô đẩy để cướp lộc đã được hạn chế. Tuy nhiên những hình ảnh nhếch nhác, xả rác bừa bãi cùng những hiện tượng nêu ở trên vẫn tiếp tục diễn ra.
Tình trạng đốt vàng mã vẫn tràn lan ở một số điểm di tích
Tại sao không giảm bớt lễ hội?
Được biết từ năm 2015, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có Chỉ thị số 41 – CT/TW yêu cầu các địa phương giảm tần suất cũng như thời gian tổ chức lễ hội. Thế nhưng nhìn vào thực tế đã diễn ra những năm qua, có vẻ như chúng ta vẫn chưa làm tốt nhiệm vụ.
Theo thống kê của bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Việt Nam có gần 1000 lễ hội lớn nhỏ. Nếu chúng ta lấy con số này chia cho 365 ngày trong năm thì trung bình mỗi ngày cả nước diễn ra khoảng 2-3 lễ hội. Vì thế những biện pháp của các cơ quan quản lý đưa ra nhằm điều tiết số lượng lễ hội là hết sức cần thiết. Ấy nhưng vấn đề đặt ra là tại sao đến bây giờ, mùa xuân vẫn là mùa ăn chơi, hè hội?
Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Đinh Hồng Hải, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội cho biết: “Trước đây khi đa phần dân cư làm nông nghiệp, làm việc theo mùa vụ thì tổ chức nhiều lễ hội đầu xuân còn có thể chấp nhận. Tuy nhiên việc này không còn phù hợp trong một xã hội công nghiệp và trong đời sống hiện đại như hiện nay nữa. Vấn đề lễ hội đầu xuân của chúng ta hiện nay có hai vấn đề. Thứ nhất là số lượng, thứ hai là chất lượng”.
Theo PGS.TS Đinh Hồng Hải, những năm gần đây việc quảng bá cho hoạt động lễ hội rất nhiều nhưng lại thiếu đi chiều sâu, trong khi vấn đề cốt lõi nhất của lễ hội chính là ý nghĩa văn hóa và ý nghĩa tinh thần của nó. Nếu chúng ta không khai thác sâu về khía cạnh văn hóa tinh thần thì hiệu quả của việc tổ chức lễ hội sẽ giảm đi và mất sự tập trung, chất lượng lễ hội từ đó mà suy giảm. Giải pháp với tất cả các lễ hội hiện nay là chúng ta phải hướng tới một đối tượng và ý nghĩa cụ thể chứ không thể lễ hội nào cũng giống như lễ hội nào. Đây là vấn đề cốt lõi mà chúng ta cần tập trung giải quyết.
PGS.TS Lê Quý Đức
Trong khi đó, PGS.TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng viện Văn hoá và Phát triển phân tích: “Sở dĩ việc giảm bớt số lượng lễ hội đầu xuân chưa thực sự hiệu quả là do tâm lý tháng Giêng là tháng ăn chơi. Ai ai cũng muốn qua rằm tháng Giêng mới bắt tay vào công việc. Hiện nay người tham gia lễ hội thường có hai nhóm đối tượng chính là người nông dân và người làm việc ở cơ quan, doanh nghiệp. Người nông dân làm việc theo thời vụ nên họ có thể bỏ hẳn một thời gian dài của mùa xuân để du xuân trong khi các cơ quan doanh nghiệp thì không thể như vậy. Những vấn đề ở chỗ, hai đối tượng khác nhau nhưng tâm lý đều giống nhau. Tất cả đều muốn đi du xuân”.
Chính vì thế, PGS.TS Lê Quý Đức cho rằng, điều cốt lõi vẫn nằm ở ý thức tham gia lễ hội của người dân. “Cả một xã hội bị chậm lại do nhu cầu du xuân lễ chùa. Trong guồng quay ì ạch đó, bất kể ai muốn đi nhanh đều rất khó và họ bị cuốn theo dòng chảy như vậy. Thế nên muốn cải thiện tình hình, chúng ta phải thay đổi tâm lý người tham gia lễ hội. Nếu không mọi biện pháp quản lý đưa ra sẽ không phát huy hiệu quả” – chuyên gia này nhấn mạnh.
(TN&MT) - Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa có công văn đề nghị các Phật tử loại bỏ tục đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo. Thế nhưng nhiều...
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo Tài nguyên Môi trường.
(TN&MT) - Sau thời gian tổ chức lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân, hiện Bộ TN&MT đã gấp rút tiến hành phân loại, giải trình, tiếp thu ý kiến của nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Sáng 27/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp ông Shimuzu Akira – Trưởng Đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam đến chào nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ.
(TN&MT) - Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Việt Nam vừa công bố 9 dự án các-bon thấp sẽ tham gia giai đoạn đầu của Chương trình Thúc đẩy tài chính khí hậu (CFA) Việt Nam.
Xã hội - Nguyễn Nga (thực hiện) - 11:17 28/03/2023
(TN&MT) - Hướng tới mục tiêu đưa Sơn La phát triển xanh, nhanh và bền vững, những năm qua, tuổi trẻ Sơn La đã thể hiện rõ vai trò nòng cốt, xung kích với nhiều hoạt động thiết thực để bảo vệ môi trường (BVMT), ứng phó biến đổi khí hậu...
(TN&MT) - Nhiều ý kiến đánh giá quy định về nhà ở xã hội (NƠXH) trong các Dự thảo Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) có liên quan chặt chẽ với nhau và tác động rất lớn đến thị trường BĐS, NƠXH.
(TN&MT) - Sau gần 5 tháng triển khai thực hiện, Dịch vụ cấp Giấy chứng nhận theo nhu cầu của người sử dụng đất (SDĐ) trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã mang lại hiệu quả thiết thực, tạo sự an tâm, tin tưởng hơn trong việc thực hiện giao dịch...
(TN&MT) - Cùng với đề cao các giải pháp về cơ chế chính sách, mô hình hợp tác công tư và giải pháp đồng xử lý được đặt ra tại sự kiện Ngày Bắc Âu 2023 với chủ đề "Giải pháp xanh cho kinh tế tuần hoàn và quản lý chất thải: Bài học kinh...
(TN&MT) - Đây là chủ đề một khóa tập huấn dành cho các bạn trẻ tuổi từ 16 - 35, do Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live & Learn) phối hợp cùng Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) khởi xướng.
(TN&MT) - Tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) là trách nhiệm của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam định hướng tăng trưởng xanh và chuyển đổi năng lượng giảm...
(TN&MT) - Là một tỉnh đang trên đà phát triển, công tác quản lý và sử dụng tài nguyên nước luôn được các cấp chính quyền quan tâm, chỉ đạo sát sao để tránh lãng phí tài nguyên nước, ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm nguồn nước, vi phạm...
(TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 28/3, khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to với lượng mưa 10-20mm/24h, có nơi trên 50mm/24h.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu bám sát thực tiễn trong xây dựng và hoàn thiện thể chế, làm đến đâu chắc đến đó để luật pháp đi thẳng vào cuộc sống, tháo gỡ được các điểm nghẽn, nút thắt, góp phần hoàn thành các mục tiêu...
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn số 1686/UBND-KTN về việc sử dụng nguồn vật liệu cát đã được nạo vét từ dự án Nạo vét sông Cổ Cò để thi công công trình Đập thời vụ ngăn mặn, giữ ngọt trên sông Vĩnh Điện năm 2023.
(TN&MT) - Thời gian qua, Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt đã phối hợp với huyện Quế Phong và UBND các xã vùng đệm thực hiện nhiều giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển rừng bền vững như khoán bảo vệ rừng, xây dựng các mô hình...
Thu nhập người dân cao và ổn định, đời sống sung túc, bộ mặt nông thôn khang trang... Tất cả đều nhờ vào cây quế. Cây quế đã làm đổi thay Bảo Yên một huyện nghèo của tỉnh vùng cao Lào Cai.