Băng Nam Cực tan chảy nhanh khiến toàn bộ lục địa có nguy cơ bất ổn vào năm 2100

13/10/2015 00:00

(TN&MT) - Nghiên cứu mới của các nhà khoa học dự đoán năm 2050 sự nóng chảy bề mặt tảng băng sẽ tăng gấp đôi, gây ra nguy cơ sụp đổ các tảng băng vào cuối thế kỷ này. Các nhà khoa học cảnh báo băng Nam Cực đang tan chảy quá nhanh đến mức sự ổn định của toàn bộ lục địa có thể gặp nguy cơ vào năm 2100. Sự sụp đổ trên phạm vi rộng lớn của những dải băng Nam Cực - phần mở rộng nổi của tảng băng nhô ra biển có thể làm cho mực nước biển tăng đáng kể. Nghiên cứu mới dự đoán sự nóng chảy của bề mặt tảng băng sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050. Vào cuối thế kỷ này, tốc độ tan chảy có thể vượt qua điểm liên kết với tảng băng sụp đổ. Nếu điều đó xảy ra, một rào cản tự nhiên tới dòng chảy của băng từ sông băng và lớp băng bao phủ đất quanh các đại dương sẽ được gỡ bỏ.

 Sự sụp đổ của những dải băng Nam Cực có thể dẫn đến mực nước biển dâng cao. Ảnh: blickwinkel / Alamy
Sự sụp đổ của những dải băng Nam Cực có thể dẫn đến mực nước biển dâng cao. Ảnh: blickwinkel / Alamy

Nhà khoa học Luke Trusel của Viện Hải dương học Woods Hole ở Massachusetts, Mỹ cho biết: "Các kết quả của chúng tôi minh họa mức độ tan chảy nhanh chóng của các tảng băng ở Nam Cực có thể tăng nhanh trong điều kiện khí hậu nóng lên. Điều này đã xảy ra ở những nơi như bán đảo Nam Cực, nơi chúng tôi đã quan sát thấy sự ấm lên và thềm băng đột ngột sụp đổ trong vài thập kỷ qua”.

Nhà khoa học Luke Trusel nói thêm: "Mô hình dự báo của chúng tôi cho thấy rằng mức độ tan chảy tương tự có thể xảy ra trên bờ biển Nam Cực gần cuối thế kỷ này, làm dấy lên mối lo ngại về tương lai ổn định của thềm băng".

Được công bố trên tạp chí Nature Geoscience, nghiên cứu dựa trên những quan sát vệ tinh về sự tan chảy bề mặt băng và mô phỏng khí hậu đến năm 2100. Nó cho thấy rằng nếu lượng phát thải khí nhà kính tiếp tục với tốc độ hiện tại của họ, những khối băng Nam Cực sẽ có nguy cơ sụp đổ vào cuối thế kỷ này.

Theo một kịch bản giảm phát thải, sự tan chảy băng đã được kiểm soát sau năm 2050.

Tiến sĩ Karen Frey, đồng tác giả của nghiên cứu, đến từ trường Đại học Clark ở Massachusetts, Mỹ cho biết: "Dữ liệu trong nghiên cứu này chỉ rõ chính sách khí hậu, và do đó quỹ đạo phát thải khí nhà kính trong thế kỷ tới có sự điều chỉnh rất lớn về số phận tương lai của bề mặt những dải băng Nam Cực nóng chảy. Đó là điều chúng ta phải xem xét khi đánh giá sự ổn định lâu dài của các tang băng và những đóng góp gián tiếp đến sự gia tăng mực nước biển".


Mai Đan
Theo Guardian

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Băng Nam Cực tan chảy nhanh khiến toàn bộ lục địa có nguy cơ bất ổn vào năm 2100
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO