Vừa qua, tỉnh Bắc Giang đã tiến hành rước tượng Tam Tổ Trúc Lâm từ chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng) lên chùa Hạ thuộc Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, xã...
(TN&MT) - Vừa qua, tỉnh Bắc Giang đã tiến hành rước tượng Tam Tổ Trúc Lâm từ chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng) lên chùa Hạ thuộc Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, xã Tuấn Mậu (Sơn Động). Cả ba pho tượng được đặt trên xe trang trí hoa, suốt chặng đường đi có nhạc lưu thủy. Lễ rước và an tọa tượng diễn ra an toàn, trang trọng theo các nghi thức của Phật giáo.
Trước đó, ngày 9/2/2018, tượng Tam Tổ Trúc Lâm đã được rước từ cơ sở sản xuất tại Ý Yên (Nam Định) về chùa Vĩnh Nghiêm. Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông trong tư thế ngồi nặng 700 kg, hai pho còn lại là tượng Pháp Loa và Huyền Quang trong tư thế đứng, mỗi pho nặng hơn 300 kg.Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, nhà sư, tăng ni, phật tử tại lễ rước tượng Tam Tổ Trúc Lâm - ảnh MHThiền phái Trúc Lâm gắn liền với tên tuổi của các vị tổ có công khai sáng, xây dựng gồm: Tổ đệ nhất (Trần Nhân Tông), Tổ đệ nhị (Pháp Loa) và Tổ đệ tam Huyền Quang, vì vậy lịch sử gọi là Trúc Lâm Tam Tổ.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, tôn giáo, nếu Đông Yên Tử (Quảng Ninh) là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu tập, thì Tây Yên Tử (Bắc Giang) là con đường hoằng dương Phật pháp của vị vua từng rũ bỏ ngai vàng, chuyên tâm tu hành và tạo dựng một dòng Thiền mang bản sắc dân tộc. Sau khi Phật hoàng nhập niết bàn, tổ đệ nhị Pháp Loa và tổ đệ tam Huyền Quang cũng theo con đường phía Tây này thực hiện nhiệm vụ Phật sự của Trúc Lâm, cho mở mang, xây dựng chùa tháp, phát triển đạo Phật rộng khắp ở Bắc Giang.Tượng Tam Tổ Trúc Lâm được rước về chùa Hạ Tây Yên tử - Ảnh MHÔng Trần Văn Dũng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Khai thác hệ thống di tích, danh thắng vùng Yên Tử nói chung, sườn Tây Yên Tử nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh. Qua đây từng bước khôi phục, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh khu vực, kết nối với khu danh thắng Đông Yên Tử, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tâm linh, nghỉ dưỡng của người dân, tạo ra động lực mới góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời khẳng định giá trị văn hóa Phật giáo Trúc Lâm suốt hơn 700 năm qua và khôi phục con đường hành hương trong không gian văn hóa chung Đông - Tây Yên Tử.
Lễ khai hội xuân và khánh thành giai đoạn 1 dự án Khu du lịch đã đánh dấu một mốc mới của du lịch tỉnh Bắc Giang. Các điểm chùa cùng hệ thống hạ tầng, dịch vụ tại đây dần được hình thành đồng bộ. Đó là kết quả bước đầu sau nhiều năm quyết tâm thực hiện của các cấp, ngành, huyện Sơn Động và nhà đầu tư. Để hoàn thiện dự án phải mất nhiều năm nữa nhưng từ những bước đi đầu tiên này có thể khẳng định trong tương lai nhân dân trong vùng sẽ được thụ hưởng những thành quả khi du lịch phát triển sôi động.Người dân nhiều địa phương đến viếng chùa Hạ sau khi tượng Tam Tổ Trúc Lâm được rước về Ông Mã Văn Cảnh, Chủ tịch UBND xã An Lạc (Sơn Động) cho biết: Xác định Lễ khai hội Tây Yên Tử là sự kiện văn hóa, du lịch lớn nên xã tham gia dựng trại văn hóa và giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh Khu du lịch sinh thái Khe Rỗ đến du khách thông qua các sản phẩm đặc trưng như: Mật ong rừng, bánh cóc mò, ốc suối, nấm lim, bánh gio, thuốc nam và một số nông sản khác. Trong khi đó, bộ phận chuyên môn cũng đã chuẩn bị tham gia thi đấu các môn thể thao mang đậm bản sắc dân tộc như kéo co, đẩy gậy...
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo Tài nguyên Môi trường.
(TN&MT) - Phát biểu tại Lễ phát động quốc gia hưởng ứng Ngày nước thế giới (22/3), Ngày Khí tượng thế giới (23/3) và Chiến dịch giờ trái đất năm 2023, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho rằng với sự chuẩn bị chu đáo của Việt Nam, tất cả đã sẵn sàng và ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu ngày một tốt hơn.
Bên lề Hội nghị của Liên Hợp Quốc rà soát toàn diện giữa kỳ việc thực hiện các mục tiêu trong thập kỷ hành động "Nước vì sự phát triển bền vững" giai đoạn 2018-2022, ngày 22/3 (giờ địa phương), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có các cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Hoa Kỳ Debra Haaland, Bộ trưởng Phát triển bền vững và Môi trường Singapore Grace Fu, Bộ trưởng Nước sạch và Vệ sinh Ấn Độ Gajendra Singh Shekhawat.
Nhân dịp dự Hội nghị của LHQ rà soát toàn diện giữa kỳ việc thực hiện các mục tiêu trong thập kỷ hành động "Nước vì sự phát triển bền vững" giai đoạn 2018-2022, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng đã có các cuộc gặp với Nhà vua Hà Lan Willem-Alexander Claus George Ferdinand, Tổng Thư ký LHQ António Guterres.
(TN&MT) - Trong chiến lược phát triển kinh tế vùng biên của tỉnh Bình Phước, huyện Bù Đốp đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ để phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai trong sản xuất nông nghiệp, từ đó giúp đồng bào dân tộc thiểu số...
(TN&MT) - Ngày 23/3, Hội đồng dân tộc của Quốc hội phối hợp với UBND tỉnh Sơn La tổ chức Hội thảo Góp ý về chính sách đất đai với đồng bào dân tộc thiểu số trong Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi).
Theo báo cáo mới nhất về kết quả điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 dân tộc thiểu số của Ủy ban Dân tộc (năm 2019), cả nước còn có 24.532 hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất ở; 210.400 hộ dân tộc thiểu số có nhu cầu hỗ trợ đất...
Là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Bến Tre, trước đây, hình ảnh những căn nhà lá đơn sơ nghèo nàn nép mình bên những rừng cây, con đường làng đã ăn sâu vào ký ức với mỗi ai đã từng đến với xứ sở này. Thế nhưng, sau những nỗ lực...
(TN&MT) - Chiều 23/3, tại Hà Nội, Đại sứ quán các nước Bắc Âu tại Việt Nam (Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển) đã phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm “Giải pháp xanh cho kinh tế tuần hoàn và quản...
Phụ nữ và nam giới bình đẳng về quyền sử dụng (QSD) đất được đề cập trong các văn bản pháp luật hiện hành tại Việt Nam. Nội dung này được thể hiện trong Hiến pháp 2013, Luật đất đai 2013, Bộ luật Dân sự 2015, Luật Hôn nhân và Gia đình...
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có Báo cáo số 47/BC-UBND, ngày 19/3/2023 về việc tổng hợp kết quả tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi). Các tổ chức, cá nhân góp ý 16 chương với 429.337 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật...
(TN&MT)- Các tôn giáo trên địa bàn TP. Cần Thơ đã và đang phát huy các giá trị tín ngưỡng tôn giáo để tạo sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng vào sự phát triển TP. Cần Thơ ngày càng văn minh, hiện đại, xứng...
Luật Tôn giáo, tín ngưỡng quy định 5 hành vi bị cấm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Bên cạnh đó, Luật cũng quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người.
(TN&MT) - Đó là thông tin vừa được ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV cung cấp khi ông trao đổi về tình hình nắng nóng thời gian tới.
Xã hội - Ths Nguyễn Văn Long - Chánh VP, Ban Tôn giáo Chính phủ - 14:16 23/03/2023
(TN&MT) - Đảng, Nhà nước Việt Nam khẳng định: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tình thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc, đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Việt Nam là...
(TN&MT) - Thời gian qua, thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo bền vững, tỉnh Bắc Ninh bên cạnh việc tạo điều kiện về vốn vay và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để phát triển kinh tế, tỉnh...
(TN&MT) - Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) vừa công bố một nghiên cứu cho thấy khoảng 190 triệu trẻ em ở 10 quốc gia châu Phi có nguy cơ cao nhất bởi 3 mối đe dọa liên quan đến nước, bao gồm: nước sạch, vệ sinh môi trường và vệ sinh...
(TN&MT) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức Lễ phát động Phong trào “Mỗi người - Mỗi ngày một việc, góp phần làm sạch môi trường”, phong trào đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cán bộ, các tổ...
(TN&MT) - Nông nghiệp đã và đang chiếm ưu thế về thu hút lực lượng lao động trên địa bàn Hà Tĩnh, nhất là ở khu vực nông thôn. Song song đó làm gia tăng nhiều sức ép lên môi trường, yêu cầu cần triển khai các giải pháp để chủ động kiểm...