Bắc Giang: Rước tượng Trúc Lâm Tam Tổ lên chùa Hạ Tây Yên Tử
Văn hóa - Ngày đăng : 14:27, 27/02/2018
Vừa qua, tỉnh Bắc Giang đã tiến hành rước tượng Tam Tổ Trúc Lâm từ chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng) lên chùa Hạ thuộc Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, xã...
(TN&MT) - Vừa qua, tỉnh Bắc Giang đã tiến hành rước tượng Tam Tổ Trúc Lâm từ chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng) lên chùa Hạ thuộc Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, xã Tuấn Mậu (Sơn Động). Cả ba pho tượng được đặt trên xe trang trí hoa, suốt chặng đường đi có nhạc lưu thủy. Lễ rước và an tọa tượng diễn ra an toàn, trang trọng theo các nghi thức của Phật giáo.
Trước đó, ngày 9/2/2018, tượng Tam Tổ Trúc Lâm đã được rước từ cơ sở sản xuất tại Ý Yên (Nam Định) về chùa Vĩnh Nghiêm. Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông trong tư thế ngồi nặng 700 kg, hai pho còn lại là tượng Pháp Loa và Huyền Quang trong tư thế đứng, mỗi pho nặng hơn 300 kg.Thiền phái Trúc Lâm gắn liền với tên tuổi của các vị tổ có công khai sáng, xây dựng gồm: Tổ đệ nhất (Trần Nhân Tông), Tổ đệ nhị (Pháp Loa) và Tổ đệ tam Huyền Quang, vì vậy lịch sử gọi là Trúc Lâm Tam Tổ.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, tôn giáo, nếu Đông Yên Tử (Quảng Ninh) là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu tập, thì Tây Yên Tử (Bắc Giang) là con đường hoằng dương Phật pháp của vị vua từng rũ bỏ ngai vàng, chuyên tâm tu hành và tạo dựng một dòng Thiền mang bản sắc dân tộc. Sau khi Phật hoàng nhập niết bàn, tổ đệ nhị Pháp Loa và tổ đệ tam Huyền Quang cũng theo con đường phía Tây này thực hiện nhiệm vụ Phật sự của Trúc Lâm, cho mở mang, xây dựng chùa tháp, phát triển đạo Phật rộng khắp ở Bắc Giang.Ông Trần Văn Dũng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Khai thác hệ thống di tích, danh thắng vùng Yên Tử nói chung, sườn Tây Yên Tử nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh. Qua đây từng bước khôi phục, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh khu vực, kết nối với khu danh thắng Đông Yên Tử, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tâm linh, nghỉ dưỡng của người dân, tạo ra động lực mới góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời khẳng định giá trị văn hóa Phật giáo Trúc Lâm suốt hơn 700 năm qua và khôi phục con đường hành hương trong không gian văn hóa chung Đông - Tây Yên Tử.
Lễ khai hội xuân và khánh thành giai đoạn 1 dự án Khu du lịch đã đánh dấu một mốc mới của du lịch tỉnh Bắc Giang. Các điểm chùa cùng hệ thống hạ tầng, dịch vụ tại đây dần được hình thành đồng bộ. Đó là kết quả bước đầu sau nhiều năm quyết tâm thực hiện của các cấp, ngành, huyện Sơn Động và nhà đầu tư. Để hoàn thiện dự án phải mất nhiều năm nữa nhưng từ những bước đi đầu tiên này có thể khẳng định trong tương lai nhân dân trong vùng sẽ được thụ hưởng những thành quả khi du lịch phát triển sôi động.
Ông Mã Văn Cảnh, Chủ tịch UBND xã An Lạc (Sơn Động) cho biết: Xác định Lễ khai hội Tây Yên Tử là sự kiện văn hóa, du lịch lớn nên xã tham gia dựng trại văn hóa và giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh Khu du lịch sinh thái Khe Rỗ đến du khách thông qua các sản phẩm đặc trưng như: Mật ong rừng, bánh cóc mò, ốc suối, nấm lim, bánh gio, thuốc nam và một số nông sản khác. Trong khi đó, bộ phận chuyên môn cũng đã chuẩn bị tham gia thi đấu các môn thể thao mang đậm bản sắc dân tộc như kéo co, đẩy gậy...
Trước đó, ngày 9/2/2018, tượng Tam Tổ Trúc Lâm đã được rước từ cơ sở sản xuất tại Ý Yên (Nam Định) về chùa Vĩnh Nghiêm. Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông trong tư thế ngồi nặng 700 kg, hai pho còn lại là tượng Pháp Loa và Huyền Quang trong tư thế đứng, mỗi pho nặng hơn 300 kg.Thiền phái Trúc Lâm gắn liền với tên tuổi của các vị tổ có công khai sáng, xây dựng gồm: Tổ đệ nhất (Trần Nhân Tông), Tổ đệ nhị (Pháp Loa) và Tổ đệ tam Huyền Quang, vì vậy lịch sử gọi là Trúc Lâm Tam Tổ.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, tôn giáo, nếu Đông Yên Tử (Quảng Ninh) là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu tập, thì Tây Yên Tử (Bắc Giang) là con đường hoằng dương Phật pháp của vị vua từng rũ bỏ ngai vàng, chuyên tâm tu hành và tạo dựng một dòng Thiền mang bản sắc dân tộc. Sau khi Phật hoàng nhập niết bàn, tổ đệ nhị Pháp Loa và tổ đệ tam Huyền Quang cũng theo con đường phía Tây này thực hiện nhiệm vụ Phật sự của Trúc Lâm, cho mở mang, xây dựng chùa tháp, phát triển đạo Phật rộng khắp ở Bắc Giang.Ông Trần Văn Dũng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Khai thác hệ thống di tích, danh thắng vùng Yên Tử nói chung, sườn Tây Yên Tử nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh. Qua đây từng bước khôi phục, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh khu vực, kết nối với khu danh thắng Đông Yên Tử, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tâm linh, nghỉ dưỡng của người dân, tạo ra động lực mới góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời khẳng định giá trị văn hóa Phật giáo Trúc Lâm suốt hơn 700 năm qua và khôi phục con đường hành hương trong không gian văn hóa chung Đông - Tây Yên Tử.
Lễ khai hội xuân và khánh thành giai đoạn 1 dự án Khu du lịch đã đánh dấu một mốc mới của du lịch tỉnh Bắc Giang. Các điểm chùa cùng hệ thống hạ tầng, dịch vụ tại đây dần được hình thành đồng bộ. Đó là kết quả bước đầu sau nhiều năm quyết tâm thực hiện của các cấp, ngành, huyện Sơn Động và nhà đầu tư. Để hoàn thiện dự án phải mất nhiều năm nữa nhưng từ những bước đi đầu tiên này có thể khẳng định trong tương lai nhân dân trong vùng sẽ được thụ hưởng những thành quả khi du lịch phát triển sôi động.
Ông Mã Văn Cảnh, Chủ tịch UBND xã An Lạc (Sơn Động) cho biết: Xác định Lễ khai hội Tây Yên Tử là sự kiện văn hóa, du lịch lớn nên xã tham gia dựng trại văn hóa và giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh Khu du lịch sinh thái Khe Rỗ đến du khách thông qua các sản phẩm đặc trưng như: Mật ong rừng, bánh cóc mò, ốc suối, nấm lim, bánh gio, thuốc nam và một số nông sản khác. Trong khi đó, bộ phận chuyên môn cũng đã chuẩn bị tham gia thi đấu các môn thể thao mang đậm bản sắc dân tộc như kéo co, đẩy gậy...