Xã hội

Bắc Giang: Khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Bảo Hà 13/09/2024 - 14:11

(TN&MT) - Ban chỉ huy Phòng chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (PCLB-TKCN) tỉnh Bắc Giang ngày 13/9 đã ghi nhận thiệt hại về người và tài sản trên địa bàn tỉnh.

Tính đến Lúc 07 giờ 00 phút ngày 13/9 mực nước sông Cầu tại Đáp Cầu là 7,66 m (trên mức báo động III là 1,36 m), sông Thương tại Phủ Lạng Thương là 6,95 m (trên báo động III: 0,65 m), Tại Cầu Sơn là 14,94 m (trên báo động 1: 0,94 m), sông Lục Nam tại tại Lục Nam là 6,23 m (trên mức báo động II: 0,93 m).

11.jpg
Nước trên sông Thương hiện đang xuống chậm.

Thiệt hại có 2 người chết và 7 người bị thương; có 18 nhà ở đổ sập, tốc mái; thiệt hại khác về nhà ở 3.854 nhà; di dời khẩn cấp 3.249 hộ gia đình.

Đáng chú ý, đê tả Cầu huyện Hiệp Hòa Khu vực K30+650-K30+750, xã Mai Đình vết nứt mặt đã (bê tông) rộng khoảng 3cm (cũ) nay có mở rộng thêm, đoạn rộng nhất khoảng 5 cm, mực nước cách mặt đê khoảng 0,5m. Hiện lực lượng chức năng đã lấy bạt phủ lên đỉnh vết nứt để ngăn nước mưa xe.

Đối với đê hữu Thương, huyện Tân Yên, mạch sủi nước trong mái đê phía đồng K15+700 xã Liên Chung qua kiểm tra đến nay không thấy rò rỉ nữa. Tại TP Bắc Giang rò rỉ bể xả trạm bơm cống Bún (K37+150 đệ hữu Thương) ảnh hưởng đến an toàn đê đã được gia cố.

Còn đê tả Thương huyện Yên Dũng, lỗ rò rỉ ở sát chân đê phía đồng tại K22+800 và K26+250, địa phương cho đào rãnh thoát nước ở chân đê và theo dõi diễn biến. Đê tả Cầu Ba Tổng huyện Yên Dũng, lỗ rò trên mái đê phía đồng tại K4+100, K5+200, K5+700 đã xử lý xong.

552.jpg
Máy móc, vật liệu tập kết tại khu vực Trạm bơm Cống Bún.

Đê bối Đồng Phúc khu vực gần điếm canh đê cống Lác, sạt trượt mái cơ đê phía đồng, chiều dài khoảng 60m, cung sạt ăn sâu vào mái đê từ 0,5-1,0m, trượt sâu xuống 2-2,5m. Đê hữu Lục Nam, huyện Lục Nam, xuất hiện K13+500 cung sạt mái đê phía đồng chiều dài cung sạt 12m, cung sạt ăn sâu vào mái đê 1m, không có hiện tượng thẩm lậu.

Toàn tỉnh hiện có 274 hồ chứa các loại (24 hồ chứa nước lớn, 17 hồ chứa nước vừa, 233 hồ chứa nước nhỏ), 203 đập dâng (01 đập dâng vừa và 202 đập dâng nhỏ). Hiện tại các hồ chứa trên địa bàn tỉnh đạt trung bình khoảng 104,0%, các hồ đập cơ bản đảm bảo an toàn.

Tại hồ Cấm Sơn mực nước lúc 07 giờ ngày 13/9 là + 67,08m, nước đang rút chậm, chiều sâu cột nước tràn 0,58m.

Đối với các công trình thuỷ lợi hiện 15 máy bơm tiêu vận hành với tổng số 62 tổ máy bơm (Trong đó: Công ty Bắc Sông Thương: 10 trạm, 30 tổ máy, Công ty Nam Sông Thương: 5 trạm, 32 tổ máy).

Nước lũ dâng nhanh diện tích lúa bị ngập thiệt hại khoảng 19.372 ha; 2.249 ha ràu màu; 7.051 ha cây ăn quả; 106 ha cây trồng hàng năm; 37.000 ha; rừng sản xuất bị gẫy đổ; 670 chậu hoa, cây cảnh các loại và gãy đổ 14.788 cây xanh đô thị.

Khoảng 144.269 con gia cầm chết, 44 con gia súc bị cuốn trôi và thiệt hại 396 ha thuỷ sản.

2(2).jpg
07 giờ ngày 13/9 là + 67,08m, nước đang rút chậm, chiều sâu cột nước tràn 0,58m.

Về giáo dục, 100% các trường THPT, trung tâm trực thuộc Sở GDĐT đã triển khai khắc phục hậu quả sau mưa lũ, tổng số trường cho học sinh nghỉ học trên địa bàn tỉnh 69 trường, thuộc địa bàn các huyện như Sơn Động, Lục Nam, Yên Thế, Yên Dũng, Hiệp Hòa và Việt Yên. Trong đó: Mầm non 25 trường; Tiểu học 22 trường, THCS 22 trường; khoảng 11.909 m2 mái tôn trường học bị hỏng; 1.692 m tường rào bị đổ; đổ 21 cổng trường; đồ 823 cây xanh trường học; 240 thiết bị giảng dạy bị hư hông.

Về công trình giao thông, thủy lợi, đường giao thông TW (Quốc lộ) 77 điểm đường giao thông sạt lở, ách tắc, chiều dài sạt lở, hư hỏng 3.161 m, khối lượng đất, đá là 45.224 m³ và thiệt hại 1.446 các công trình phụ trợ khác.

Đường giao thông địa phương có 269 điểm đường giao thông bị sạt lở, ách tắc; chiều dài sạt lở hư hỏng 4936m; chiều dài bị ngập 14.648 m; khối lượng đất 93.976 m²; 04 cống hư hỏng, 2 cầu hư hỏng và 1.715 công trình phụ trợ khác.

Sạt lở, hư hỏng 1.109 m kênh mương các loại, 03 cổng, 02 đập thủy lợi, 03 trạm bơm, 04 công trình thủy lợi khác.

Về tài sản, cơ sở hạ tầng gây thiệt hại 64 cơ sở y tế, 104 công trình nhà văn hoá, sân vận động và 33 điểm di tích lịch sử văn hóa, 28 trụ sở cơ quan và 16 nhà kho phân xưởng và các thiệt hại về các công trình khác.

Về sự cố công trình: Một số ngầm tràn nhỏ như đập Trại Lửa, đập Bấu bị sập tràn xả lũ ở xã Biên Sơn, Lục Ngạn.

Hiện nay, tuyến đê bối, đê bao bị tràn, chia cắt học sinh nghỉ học: 100% các trường THPT, trung tâm trực thuộc Sở GDĐT đã triển khai khắc phục hậu quả sau mưa lũ và tổ chức cho học sinh đi học trở lại bình thường.

dd.jpg
Hiện còn 36 khu điểm dân cư bị chia cắt, với dân số khoảng 33.800 người bị ảnh hưởng.

Trước diễn biến trên, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo, quán triệt cụ thể các nội dung nhiệm vụ giải pháp tới các địa phương, đơn vị trong thời gian tới cần tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương và tỉnh trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Tập trung cao độ công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 đồng thời nâng cao cảnh giác, tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chú động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo thẩm quyền, đảm bảo kịp thời, hiệu quả, sát với tình hình thực tế trên địa bàn.

Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, khẩn trương thực hiện đồng bộ các biện pháp, giải pháp để ổn định cuộc sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và các doanh nghiệp, sớm đưa mọi hoạt động của đời sống xã hội trở lại bình thường.

Đồng thời, yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương kiểm tra, rà soát, thống kê đầy đủ, chính xác toàn bộ thiệt hại đối với sản xuất, tài sản của người dân, doanh nghiệp và công trình cơ sở hạ tầng của nhà nước trên địa bản theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công điện số 08/CĐ-CT ngày 11/9/2024 về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa, lũ sau bão.

Tiếp tục ứng phó với lũ trên các triền sông, tổ chức tuần tra canh gác bảo vệ đê. Triển khai các phương án theo phương châm 4 tại chỗ, dự kiến có thể tính đến phương án khó khăn nhất là lũ vượt tần suất thiết kế theo chỉ đạo tại Công điện số 44/CĐ-BCH ngày 12/9/2024 của Trưởng ban Chỉ huy PCTT-TKCN về.

Tổ chức trực ban 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ, thường xuyên tổng hợp, báo cáo tình hình thiệt hại về văn phòng thường trực BCH PCTT-TKCN.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bắc Giang: Khắc phục hậu quả cơn bão số 3
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO