(TN&MT) - Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được đơn thư của người dân thôn Liễu Châu, xã Phú Châu, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, phản ánh chính quyền xã này ban hành Văn bản bất nhất, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi của người dân.
Khẳng định có ngõ thông suốt
Theo đơn thư của bà Đỗ Thị Thuận và phản ánh của nhiều người dân thôn Liễu Châu, xã Phú Châu, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã về tận nơi để tìm hiểu sự việc. Qua trao đổi người dân nơi đây cho biết: Trong khoảng năm 1988 – 1993, để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý đất trên địa bàn, UBND xã Phú Châu đã giao cho cán bộ địa chính; Đội sản xuất hợp tác xã Phú Châu phối hợp với đơn vị chuyên môn tiến hành khảo sát; đo đạc; lập quy hoạch đất đai.
Bà Đỗ Thị Hồng – nguyên là cán bộ Hợp tác xã Phú Châu cho biết: Sau khi có chỉ đạo từ chính quyền, tôi cùng với ông Đỗ Quốc Núi – Cán bộ địa chính xã thời kỳ đó đã trực tiếp đi đo đạc, căng dây, đóng cọc mở đường, thông ngõ tại khu vực thôn Liễu Châu. Tại thời điểm kể trên, con ngõ trong đơn của bà Thuận rất hẹp, chiều rộng chỉ 1m và cụt tại vị trị đất nhà ông Hăng.
Do đó, để nhân dân đi lại thuận tiện, Đoàn công tác đã xin ý kiến về việc mở rộng, thông con ngõ ra trục đường vào cánh đồng thôn Liễu Châu qua phần đất nhà bà Đỗ Thị Thuận và ông Trần Tiến Lê. Đề xuất này nhận được sự đồng thuận và đặc biệt là tinh thần tự nguyện hiến đất mở rộng ngõ lên thành 2m của người dân.
Một trong những nhân chứng thời điểm thông ngõ là ông Đỗ Quốc Phượng kể lại: Tôi cùng với ông Hăng, ông Tuệ và ông Nguyên là những người cao tuổi trong thôn tới và chứng kiến toàn bộ vụ việc. Tất cả các bên đều đồng ý với đề xuất của Ban địa chính xã và Đoàn công tác đo đạc. Tuy vậy, vào thời gian đó vấn đề an ninh chưa được đảm bảo, nên các hộ thống nhất là tạm thời ngăn lại chưa thông ngõ, đến khi tình hình ổn định sẽ trả lại nguyên như hiện trạng.
Còn bà Đỗ Thị Thuận cho rằng: Với sự thống nhất trên, nên ngõ đi chung đã được rào lại, đến năm 2001 hộ ông Trần Tiến Lê tiến hành ngăn ngõ bằng hệ thống chuồng trại chăn nuôi kiên cố. Từ đó đến nay, sau khi đã có ý kiến, ông Lê vẫn không giao trả phần đất ngõ đi chung. Quá bức xúc, tôi và người dân trong thôn đã ký vào đơn gửi lên UBND xã Phú Châu với niềm mong mỏi chính quyền xã vào cuộc giải quyết giúp nhân dân.
Trước kiến nghị của nhân dân thôn Liễu Châu, UBND xã Phú Châu đã tổ chức nhiều cuộc họp nhằm giải quyết vấn đề. Cụ thể, UBND xã đã liên tiếp có 2 văn bản số 38/TB-UBND, ngày 23/5/2016 với nội dung: “Vi phạm trong lĩnh vực đất đai” và số 46/TB-UBND, ngày 14/6/2016 với nội dung: “Trả lại vị trí đoạn đường ngõ sau nhà ông Trần Tiến Lê đi ra đồng”.
Theo đó, văn bản số 38 chỉ ra rằng: “Tại biên bản hội nghị ngày 19/3/2016 của xã Phú Châu yêu cầu hộ gia đình ông Trần Tiến Lê phải tự thu dọn xong công trình vi phạm làm trên vị trí đường giao thông, trả lại đất làm đường, thời gian thực hiện từ ngày 19/3 đến hết ngày 19/5/2016.”
Tuy nhiên, do hộ ông Lê không thực hiện, vì vậy UBND xã Phú Châu tiếp tục ra văn bản số 46, chỉ rõ thêm mức độ vi phạm: “Đoạn đường ông Lê lấn có chiều dài là 16,0m. Chiều rộng phía Tây là 2,0m, phía đông là 1,7m. Tổng diện tích lấn chiếm là 29m2. Vậy UBND xã yêu cầu ông Lê phải thực hiện Thông báo số 38, tự tháo dỡ chuồng gà trả lại mặt bằng như trước khi vi phạm; Thời gian thực hiện từ ngày 16/6 đến hết ngày 30/6/2016. Nếu quá thời hạn trên ông Lê vẫn cố tình không thực hiện, UBND xã sẽ tổ chức cưỡng chế”.
Những tưởng sau khi có Văn bản này thì hộ gia đình ông Lê sẽ phải nghiêm túc thực thi nếu không muốn bị cơ quan chức năng cưỡng thế thì ngày 01/10/2016, người dân nơi đây lại nhận được văn bản số 78/TB-UBND do ông Dương Văn Hòa – Chủ tịch UBND xã Phú Châu ký với nội dung: “Hủy bỏ 2 văn bản số 38/TB-UBND; 46TB-UBND do ông Nguyễn Văn Quảng – Phó Chủ tịch UBND xã ký trước đó.”
Không đồng tình với văn bản số 78/TB-UBND, bà Đỗ Thị Thuận cùng với nhiều hộ dân thôn Liễu Châu tiếp tục gửi đơn khiếu nại lên các cơ quan chức năng của Trung ương và thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, cho đến nay vụ việc chiếm dụng ngõ đi chung gây bức xúc trong nhân dân vẫn chưa được giải quyết.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.
Khẳng định có ngõ thông suốt
Theo đơn thư của bà Đỗ Thị Thuận và phản ánh của nhiều người dân thôn Liễu Châu, xã Phú Châu, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã về tận nơi để tìm hiểu sự việc. Qua trao đổi người dân nơi đây cho biết: Trong khoảng năm 1988 – 1993, để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý đất trên địa bàn, UBND xã Phú Châu đã giao cho cán bộ địa chính; Đội sản xuất hợp tác xã Phú Châu phối hợp với đơn vị chuyên môn tiến hành khảo sát; đo đạc; lập quy hoạch đất đai.
Bà Đỗ Thị Hồng – nguyên là cán bộ Hợp tác xã Phú Châu cho biết: Sau khi có chỉ đạo từ chính quyền, tôi cùng với ông Đỗ Quốc Núi – Cán bộ địa chính xã thời kỳ đó đã trực tiếp đi đo đạc, căng dây, đóng cọc mở đường, thông ngõ tại khu vực thôn Liễu Châu. Tại thời điểm kể trên, con ngõ trong đơn của bà Thuận rất hẹp, chiều rộng chỉ 1m và cụt tại vị trị đất nhà ông Hăng.
Do đó, để nhân dân đi lại thuận tiện, Đoàn công tác đã xin ý kiến về việc mở rộng, thông con ngõ ra trục đường vào cánh đồng thôn Liễu Châu qua phần đất nhà bà Đỗ Thị Thuận và ông Trần Tiến Lê. Đề xuất này nhận được sự đồng thuận và đặc biệt là tinh thần tự nguyện hiến đất mở rộng ngõ lên thành 2m của người dân.
Một trong những nhân chứng thời điểm thông ngõ là ông Đỗ Quốc Phượng kể lại: Tôi cùng với ông Hăng, ông Tuệ và ông Nguyên là những người cao tuổi trong thôn tới và chứng kiến toàn bộ vụ việc. Tất cả các bên đều đồng ý với đề xuất của Ban địa chính xã và Đoàn công tác đo đạc. Tuy vậy, vào thời gian đó vấn đề an ninh chưa được đảm bảo, nên các hộ thống nhất là tạm thời ngăn lại chưa thông ngõ, đến khi tình hình ổn định sẽ trả lại nguyên như hiện trạng.
Còn bà Đỗ Thị Thuận cho rằng: Với sự thống nhất trên, nên ngõ đi chung đã được rào lại, đến năm 2001 hộ ông Trần Tiến Lê tiến hành ngăn ngõ bằng hệ thống chuồng trại chăn nuôi kiên cố. Từ đó đến nay, sau khi đã có ý kiến, ông Lê vẫn không giao trả phần đất ngõ đi chung. Quá bức xúc, tôi và người dân trong thôn đã ký vào đơn gửi lên UBND xã Phú Châu với niềm mong mỏi chính quyền xã vào cuộc giải quyết giúp nhân dân.
Trước kiến nghị của nhân dân thôn Liễu Châu, UBND xã Phú Châu đã tổ chức nhiều cuộc họp nhằm giải quyết vấn đề. Cụ thể, UBND xã đã liên tiếp có 2 văn bản số 38/TB-UBND, ngày 23/5/2016 với nội dung: “Vi phạm trong lĩnh vực đất đai” và số 46/TB-UBND, ngày 14/6/2016 với nội dung: “Trả lại vị trí đoạn đường ngõ sau nhà ông Trần Tiến Lê đi ra đồng”.
Theo đó, văn bản số 38 chỉ ra rằng: “Tại biên bản hội nghị ngày 19/3/2016 của xã Phú Châu yêu cầu hộ gia đình ông Trần Tiến Lê phải tự thu dọn xong công trình vi phạm làm trên vị trí đường giao thông, trả lại đất làm đường, thời gian thực hiện từ ngày 19/3 đến hết ngày 19/5/2016.”
Tuy nhiên, do hộ ông Lê không thực hiện, vì vậy UBND xã Phú Châu tiếp tục ra văn bản số 46, chỉ rõ thêm mức độ vi phạm: “Đoạn đường ông Lê lấn có chiều dài là 16,0m. Chiều rộng phía Tây là 2,0m, phía đông là 1,7m. Tổng diện tích lấn chiếm là 29m2. Vậy UBND xã yêu cầu ông Lê phải thực hiện Thông báo số 38, tự tháo dỡ chuồng gà trả lại mặt bằng như trước khi vi phạm; Thời gian thực hiện từ ngày 16/6 đến hết ngày 30/6/2016. Nếu quá thời hạn trên ông Lê vẫn cố tình không thực hiện, UBND xã sẽ tổ chức cưỡng chế”.
Những tưởng sau khi có Văn bản này thì hộ gia đình ông Lê sẽ phải nghiêm túc thực thi nếu không muốn bị cơ quan chức năng cưỡng thế thì ngày 01/10/2016, người dân nơi đây lại nhận được văn bản số 78/TB-UBND do ông Dương Văn Hòa – Chủ tịch UBND xã Phú Châu ký với nội dung: “Hủy bỏ 2 văn bản số 38/TB-UBND; 46TB-UBND do ông Nguyễn Văn Quảng – Phó Chủ tịch UBND xã ký trước đó.”
Không đồng tình với văn bản số 78/TB-UBND, bà Đỗ Thị Thuận cùng với nhiều hộ dân thôn Liễu Châu tiếp tục gửi đơn khiếu nại lên các cơ quan chức năng của Trung ương và thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, cho đến nay vụ việc chiếm dụng ngõ đi chung gây bức xúc trong nhân dân vẫn chưa được giải quyết.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.