Hà Nội có thể thành lập 2 - 5 khu công nghiệp mới trong giai đoạn 2021 - 2025
Nhằm đáp ứng yêu cầu đầu tư và phát triển sản xuất công nghiệp, góp phần đẩy nhanh tiến trình CNH-HĐH của thành phố trong thời gian tới, theo đó, Hà Nội đã xác định và phấn đấu hoàn thành mục tiêu 5 khu công nghiệp mới trong giai đoạn 2021 - 2025.
Cụ thể, Hà Nội sẽ triển khai một số dự án như khu công nghiệp sạch Sóc Sơn (thuộc huyện Sóc Sơn với diện tích 302,8ha), khu công nghiệp Đông Anh (thuộc huyện Đông Anh với diện tích 300ha), khu công nghiệp Bắc Thường Tín (thuộc huyện Thường Tín với diện tích 112ha), khu công nghiệp Phú Nghĩa mở rộng (thuộc huyện Chương Mỹ với diện tích 389 ha), khu công nghiệp Phụng Hiệp (thuộc huyện Thường Tín với diện tích 174,88ha)
Tính đến nay, Hà Nội có hơn 10 KCN với tỷ lệ lấp đầy đạt 100%. Đến tháng 12/2021, Hà Nội đã thu hút được tổng số vốn đầu tư là 18.000 tỷ đồng của hơn 399 dự án và 303 dự án đầu tư FDI với số vốn 6,1 tỷ USD. Như vậy, có thể thấy Hà Nội có sức hút vô cùng lớn đối với các nhà đầu tư trong việc thành lập các khu công nghiệp. Và sự ra đời của các khu công nghiệp sẽ tạo tiền đề để thu hút hơn nữa sự đầu tư của các doanh nghiệp. Đồng thời việc cụ thể hóa chiến lược phát triển khu công nghiệp sẽ giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, là đòn bẩy cho thị trường bất động sản trên địa bàn Hà Nội phát triển.
Nhu cầu trú ẩn tài sản
Nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới đang đối diện với nguy cơ lạm phát, Việt Nam cũng tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi tình hình chung này.
Sức mua của 1 tỷ đồng năm nay có thể sẽ khác so với năm sau. Căn nhà năm nay giá 2 tỷ, vài tháng sau có thể là 2 tỷ 200 triệu. Do đó, nhiều người đang ráo riết tìm sản phẩm bất động sản phù hợp để trú ẩn tài chính.
Theo báo cáo thị trường 6 tháng đầu năm của DKRA, sức mua ở một số phân khúc như đất nền có sự sụt giảm, tuy nhiên giá bán vẫn không giảm, trừ một số trường hợp đầu cơ cá biệt, không thể tiếp tục “gồng lãi” buộc phải cắt lời.
Trước tình hình đó, các sản phẩm có giá trị thực, pháp lý minh bạch, giá bán phù hợp với tài chính của số đông vẫn sẽ có thanh khoản tốt.
Khôi phục sau COVID -19
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý I/2022 tăng rõ rệt, GDP quý I đạt 92,175 tỷ USD, tăng 5,03% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc (4,8%) và Singapore (3,4%).
Hoạt động kinh doanh được trở lại, kinh tế và thương mại của Việt Nam khởi sắc đáng kể hậu COVID.
Đây là những tín hiệu tốt cho thị trường bất động sản: Kinh doanh, buôn bán cần mặt bằng thương mại; vận hành doanh nghiệp cần mặt bằng văn phòng; người dân có thu nhập tốt sẽ phát sinh nhu cầu về nhà cửa; người lao động từ các nước, các tỉnh trở lại thành phố làm việc sau dịch lại phát sinh nhu cầu thuê nhà,...
Tận dụng giai đoạn hạ nhiệt tạm thời
Sau giai đoạn tăng trưởng nóng, thị trường bất động sản đang bước vào giai đoạn hạ nhiệt. Tuy nhiên, đây chỉ là giai đoạn lấy đà để chuẩn bị cho chu kỳ tăng trưởng mới.
Thêm vào đó, nguồn cung vẫn chưa khôi phục do các vấn đề pháp lý và giá vật liệu xây dựng tăng cao. Trong khi đó nhu cầu về nhà ở vẫn luôn tăng khi tỷ lệ dân nhập cư và số lượng các gia đình trẻ ngày càng tăng.
Theo những tiền lệ trước đây, giữa giai đoạn hạ nhiệt cục bộ là thời cơ vàng cho những nhà đầu tư có sẵn tiền mặt để “săn” được các bất động sản giá tốt, nhưng cần rốt ráo.
Ciputra Hanoi là khu đô thị quốc tế đầu tiên có quy mô lớn tại cửa ngõ phía Tây Bắc thủ đô Hà nội, cận kề Hồ Tây và 2 cây cầu lớn Thăng Long và Nhật Tân, kết nối nhanh chóng và thuận tiện tới sân bay quốc tế, trung tâm phố cổ, và các tỉnh lân cận. Với những sản phẩm bất động sản cao cấp từ cao tầng tới biệt thự, liền kề, Ciputra Hanoi đã là sự lựa chọn của gần 9000 cư dân đến từ 70 quốc gia khác nhau.
Hiện tại, Chủ đầu tư đang mở bán một số căn hộ với ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho khách hàng liên hệ trực tiếp tại:
Hotline: 1800 1088 hoặc Website: ciputrahanoi.com.vn