(TN&MT) - Sáng ngày 4/6, tại Hà Nội, 22 đại sứ quán và tổ chức quốc tế tham gia ký kết Quy tắc ứng xử về chống ô nhiễm chất thải nhựa tại Việt Nam. Đây là hoạt...
(TN&MT) - Sáng ngày 4/6, tại Hà Nội, 22 đại sứ quán và tổ chức quốc tế tham gia ký kết Quy tắc ứng xử về chống ô nhiễm chất thải nhựa tại Việt Nam. Đây là hoạt động nhằm hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6.
Thông qua việc ký Quy tắc ứng xử này, các cơ quan đối tác quốc tế cam kết tiến hành đánh giá hiện trạng sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần tại văn phòng cơ quan và bắt đầu thay đổi cách thức hoạt động để giảm thiểu chất thải nhựa. Tất cả các tổ chức ký kết cũng nhất trí sẽ vận động nhân viên giảm chất thải nhựa và khuyến khích các đối tác của mình áp dụng các giải pháp nhằm hạn chế hoặc không tạo ra chất thải nhựa.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành phát biểu tại buổi lễ
Chứng kiến việc ký kết, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành bảy tỏ sự vui mừng khi các Đại sứ quán và các tổ chức quốc tế Việt Nam đã có sáng kiến về việc áp dụng Bộ quy tắc ứng xử về giảm ô nhiễm nhựa tại Việt Nam. Theo Thứ trưởng, đây là một hành động tuy nhỏ nhưng mang ý nghĩa vô cùng to lớn. Điều đó sẽ góp phần để môi trường, cảnh quan ở Việt Nam luôn trong lành, tươi đẹp.
Thứ trưởng cũng cho biết, Bộ TN&MT đang tham mưu cho Chính phủ triển khai đồng loạt nhiều giải pháp, trong đó tập trung vào một số nội dung như: Hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nhựa. Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan Trung ương của các đoàn thể và tổ chức chính trị - xã hội tăng cường triển khai các hoạt động giám sát, kiểm soát thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nhựa. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm của người dân trong việc hạn chế sử dụng và thải bỏ chất thải nhựa và nilon…
Trước tình trạng ô nhiễm môi trường do nhựa và nylon gây ra, Thứ trưởng mong muốn, sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm và hỗ trợ của các tổ chức, đối tác quốc tế trong thời gian tới để Bộ TN&MT làm tốt hơn nữa công việc quản lý của mình, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam nói riêng và của toàn thế giới nói chung.
Bà King Kitnikone, Đại sứ Canada tại Việt Nam phát biểu tại buổi lễ
Chia sẻ với đề nghị của Thứ trưởng Lê Công Thành, bà King Kitnikone - Đại sứ Canada tại Việt Nam khẳng định: “Là một tổ chức đối tác quốc tế, chúng tôi vinh dự được làm việc tại Việt Nam và chia sẻ trách nhiệm chung nhằm giảm chất thải nhựa tại đất nước xinh đẹp này, cũng như bảo vệ môi trường cho thế hệ tương lai”.
Đại sứ quán các nước tại Hà Nội và tổ chức quốc tế ký kết Quy tắc ứng xử về chống ô nhiễm chất thải nhựa
Được biết, Lễ ký Quy tắc ứng xử là một điểm nhấn trong Chiến dịch vận động chống ô nhiễm nhựa do Đại sứ quán Canada tại Việt Nam khởi xướng, với sự tham gia của các đại sứ quán và đối tác quốc tế nhằm nâng cao nhận thức về những tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường chất thải, đồng thời vận động thay đổi giúp giảm chất thải nhựa tại Việt Nam, hỗ trợ sự phát triển bền vững của Việt Nam.
Các đại biểu tham dự buổi lễ
Theo Quy tắc này, các tổ chức đối tác quốc tế tại Việt Nam cam kết thực hiện 4 hành động. Đó là, không mua hoặc sử dụng chai đựng nước nhựa dùng một lần trong văn phòng, đồng thời nỗ lực tìm kiếm giải pháp thay thể sản phẩm nhựa sử dụng trong các cuộc họp và sự kiện do họ tổ chức. Tiến hành đánh giá hiện trạng sử dụng nhựa tại văn phòng cơ quan của họ, xem xét lượng chất thải nhựa phát sinh, qua đó thay đổi cách thức hoạt động của văn phòng để giảm thiểu chất thải nhựa. Vận động nhân viên tham gia giảm thiểu chất thải nhựa, hướng dẫn họ cách từ chối sử dụng, giảm thiểu, tái sử dụng và thu gom tái chế nhựa tại nhà. Khuyến khích tất cả các đối tác của họ (các cơ quan Chính phủ, đối tác dự án và các tổ chức khác), các nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ áp dụng các giải pháp nhằm hạn chế hoặc không tạo ra chất thải nhựa ở bất cứ nơi nào và bất cứ khi nào có thể.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo Tài nguyên Môi trường.
Gửi thông điệp tới trên 20 triệu thanh niên Việt Nam cả ở trong nước và đang học tập, làm việc, sinh sống ở nước ngoài, Thủ tướng khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn đánh giá vai trò, vị trí tầm quan trọng của thanh niên, tuổi trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 272/QĐ-TTg ngày 21/3/2023 bổ nhiệm lại ông Lê Công Thành giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 21/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác truyền thông chính sách.
(TN&MT) - Thông tin từ Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội, để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc khu vực nút giao Trường Chinh - Tôn Thất Tùng - Lê Trọng Tấn nằm trên địa bàn 2 quận Đống Đa, Thanh Xuân, Sở Giao thông...
Năm 2023, huyện Văn Yên (Yên Bái) đặt mục tiêu giảm 4,05% hộ nghèo, tương đương với giảm 1.434 hộ nghèo; giảm tỷ lệ hộ cận nghèo 1,5%, tương đương giảm 528 hộ. Để đạt mục tiêu trên, huyện Văn Yên đã chú trọng thực hiện đa dạng hóa sinh...
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển...
(TN&MT) - Tái hoang dã, thông qua việc tái thả các loài động vật hoang dã vào môi trường sống ban đầu của chúng, là một trong những cách tiếp cận mới giúp khôi phục các loài động vật hoang dã tại Việt Nam trong ngắn và trung hạn.
(TN&MT) - Hàng ngàn cây cối xanh tươi, hàng trăm loài chim ríu rít, môi trường trong lành mát mẻ đến vô ngần, đó là cảm nhận của Đoàn Đảng bộ Trung tâm Công nghệ Thông tin & Liên lại Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro lần đầu tiên đặt...
Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường phổ biến Luật Bảo vệ Môi trường (BMVT) đến người dân, qua đó nâng cao kiến thức, giúp người dân hiểu được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường
với phát triển kinh tế, xóa...
Những năm gần đây, trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH), làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân sinh, tỉnh Bình Thuận đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại, nhất là đối với các vùng dễ bị...
(TN&MT) - Theo Ban Chỉ đạo Chương trình “Mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội” tỉnh Điện Biên, công tác làm nhà cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên thời gian qua đã được các cấp lãnh đạo quan tâm triển khai sâu rộng, mang lại...
Xã hội - Bài: Khánh Ly - Thiết kế: Quang Hanh - 14:05 22/03/2023
(TN&MT) - Sau gần 10 năm thực hiện 2 giai đoạn của Chương trình giảm nghèo bền vững (giai đoạn 2016 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2025), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu góp phần ổn định, bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy tăng trưởng...
(TN&MT)- Từ đầu năm 2023 đến nay, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã tập trung triển khai các chương trình, dự án, mô hình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người, góp phần kéo giảm tỉ lệ hộ nghèo trên địa...
(TN&MT) - Đến với thôn Khuổi Ma (xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) hôm nay, người ta dễ dàng cảm nhận thấy bầu không khí tươi vui của mùa Xuân vẫn kéo dài tới tận tháng 3 này bởi sự rộng ràng tươi mới của vùng đất đang ngày...
Đất đai - Trường Giang - Quang Hanh - 14:02 22/03/2023
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo trong đó, có nhiều chính sách về đất đai hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, qua đó góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo.
(TN&MT) - Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn ban hành Quyết định số 887/QĐ-XPHC về xử phạt đối với ông Tô Văn Chi, sinh năm 1989, thôn Quéo, xã Phú Nhuận, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) 149 triệu đồng do vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng...
“Cứ mỗi mùa mưa bão đến là hàng trăm hộ dân lại bị chia cắt, gần trăm cháu học sinh phải nghỉ học, người lớn thì không thể sang suối để lao động sản xuất”- Đó là tâm sự của ông Nguyễn Văn Dũng – Chủ tịch UBND xã vùng cao Diên Lãm, huyện...
(TN&MT) - Các chuyên gia cho biết, an ninh nước đang suy yếu ở nhiều nơi trên thế giới trong bối cảnh tình trạng mất rừng và biến đổi khí hậu dẫn đến lượng mưa cực đoan và khó dự báo hơn trên một hành tinh nóng hơn.