Tại mỗi gia đình Việt, nhất là vùng nông thôn, thường có một mảnh vườn nhỏ liền với nhà ở. Vườn là chỗ chơi cho trẻ em, có thể là nơi trồng trọt, chăn nuôi để phát triển kinh tế cho gia đình, hoặc là nơi cất giữ phân gia súc hoặc rác.
Đó là nơi để con người có thể sinh sống nhưng nó cũng sản xuất ra các loại thức ăn hoặc các loại khác cho việc sử dụng của hộ gia đình cũng như tạo thu nhập cho gia đình.
Vì vườn thường gần nhà nên gần nguồn nước, ít gặp lũ lụt và không bị động vật hoang dã phá hoại. Việc thu hoạch các sản phẩm tại vườn hộ cũng sẽ dễ dàng được trao đổi vì gần đường, giao thông thuận tiện.
Việc phát triển vườn hộ cung cấp đa dạng các loại thực phẩm tươi sạch và góp phần cải thiện cả về chất lượng và số lượng các chất dinh dưỡng cho gia đình. Các gia đình có vườn hộ có thể cung cấp được ít nhất 50% nhu cầu về rau quả của gia đình; những gia đình có chăn nuôi cũng có thể có được các nguồn đạm động vật cơ bản . Các mô hình vườn hộ cỡ nhỏ có thể cung cấp được một lượng nhất định các chất dinh dưỡng từ chế độ ăn như 10-20% đạm, 20% sắt, 20% canxi và 100% vitamin C.
Việc cung cấp đầy đủ thực phẩm cho gia đình đóng vai trò quan trọng, đặc biệt đối với sự phát triển, tăng trưởng và sức khỏe của trẻ em và phụ nữ. Việc cung cấp thực phẩm cho hộ gia đình đảm bảo được hiểu là hộ gia đình có đủ các thực phẩm giàu dinh dưỡng và an toàn để đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của tất cả các thành viên trong hộ gia đình trong tất cả các tháng trong năm. Các hộ gia đình có thể đảm bảo việc cung cấp thực phẩm bằng cách tự sản xuất hoặc mua thực phẩm, nhưng thường là kết hợp hai loại này. Một số yếu tố có thể giúp các hộ gia đình có thể có đủ thực phẩm như có đủ đất sản xuất, có giống và các đầu vào khác, có chỗ dự trữ lương thực phẩm tốt và số thành viên trong gia đình ở mức hợp lý, khỏe mạnh và đủ sức khỏe để tiến hành các công việc sản xuất.
Phát triển vườn hộ tốt sẽ giúp các gia đình cho thực phẩm giàu dinh dưỡng cho hộ gia đình quanh năm. Nó không những cung cấp thực phẩm cần thiết cho hộ gia đình mà cũng bao gồm cả các thực phẩm có thể giúp hộ gia đình tăng thu nhập và là nguồn dự trữ của hộ gia đình trong những trường hợp khẩn cấp như bão lụt, mất mùa, hoặc lao động chính trong hộ gia đình bị ốm hay vì lý do nào đó mà không thực hiện được việc sản xuất nông nghiệp như thường lệ.
Thêm nữa, thu nhập của hộ gia đình từ việc trao đổi các sản phẩm từ vườn hộ. Việc trao đổi các sản phẩm từ vườn hộ có thể đóng góp đáng kể vào các nguồn thu nhập của hộ gia đình.
Đây cũng là nơi phát triển cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác. Một số đầu vào của sản xuất nông nghiệp, ví dụ như nhân giống, chăn nuôi các vật nuôi ưa cạn, chế tạo và sửa chữa các công cụ. Vườn hộ cũng là nơi thử nghiệm các loại hình hoặc kỹ thuật sản xuất nông nghiệp mới.
“Đây là bài tuyên truyền về Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam năm 2018”