Sau Đại hội Đảng bộ huyện Mường Ảng, khóa XXIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Ban Chấp hàng Đảng bộ đã ban hành 1 Chương trình hành động và 6 Nghị quyết chuyên đề nhằm cụ thể hóa các chỉ tiêu, giải pháp gắn với từng nhiệm vụ cụ thể trong Nghị quyết Đảng bộ, khóa XXIII. Trong đó, Nghị quyết về tái cơ cấu lại ngành sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020 – 2025, thông qua đầu tháng 2/2021. Trên nền tảng cơ sở đó, Đảng bộ, chính quyền các cấp và đồng bào các dân tộc huyện Mường Ảng đang nỗ lực triển tổ chức, thực hiện: trong đó, mục tiêu phát triển cây cà phê Mường Ảng và mở rộng diện tích cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGap là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết này.
Đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Mường Ảng đã thay đổi cách nghĩ, cách làm, không còn thói quen canh tác thô sơ lạc hậu. Đã biết làm chủ khoa học, kỹ thuật để biến sản phẩm nông sản thành sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao. Trong ảnh: Người dân xã Ẳng Tở phân loại xoài để bán cho đơn vị thu mua. |
Người đứng đầu địa phương, trong bộ máy chính quyền tham gia trực tiếp vào việc triển khai, thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện khóa XXIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, ông Nguyễn Hữu Hiệp, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Mường Ảng, cho biết: Huyện Mường Ảng có 9 xã, 1 thị trấn chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú... Đời sống còn khó khăn, hạn chế về nhận thức thể hiện rõ trong đời sống lao động sản xuất; thô sơ và lạc hậu.
Thực tế, huyện Mường Ảng có trên 95% người dân sống bằng nghề nông nghiệp và nông thôn. Đây là nguồn sinh kế chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số không phải trước mắt mà rất lâu dài. Xuất phát từ thực tiễn cơ sở, đặc thù địa phương từ nhiệm kỳ trước chúng tôi tiến hành khảo sát, đánh giá, tuyên truyền vận động người dân tham gia chuyển đổi cây trồng trên diện tích đất nương kém hiệu quả.
Ngày 28/8/2018, UBND huyện Mường Ảng ban hành Quyết định số 2103, phê duyệt thuyết minh và đơn vị chủ trì Dự án “Liên kết sản xuất trong trồng và tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn giai đoạn 2018 - 2020. Đây là một trong những mục tiêu dài hơi của huyện, nhằm đẩy nhanh các chỉ tiêu kinh tế sản xuất hàng hóa nông sản theo tiêu chuẩn Vietgap.
Từ chủ trương đó, Huyện đã phối hợp cùng với Công ty CP giống hoa quả Trung ương hướng dẫn bà con quy trình kỹ thuật chăm sóc cây triển khai trồng trên địa bàn 6 xã. Trong đó diện tích xoài Đài Loan trên 35ha, bưởi da xanh 9,3ha; đến nay toàn bộ diện tích xoài Đài Loan đang cho thu hoạch. Và triển khai diện tích trồng mới 350ha xoài Đài Loan và bưởi da xanh đang cho bói quả, sinh trưởng tốt.
Đến nay, diện tích xoài Đài loan (Trung Quốc) và bưởi da xanh đã bắt đầu cho thu hoạch. Công ty CP giống hoa quả Trung ương thu mua với giá 10 nghìn đồng/kg xoài loại 1; loại 2 là 7 nghìn đồng/kg; loại 3 là 5 nghìn đồng/kg.
Ngoài những diện tích trong Dự án liên kết của huyện thì còn có rất nhiều hộ dân là người dân tộc thiểu số ở tại 8 xã và 1 thị trấn cũng tự học hỏi kinh nghiệm, mở rộng diện tích cây ăn quản trên đất nương thoải, đất lâm nghiệp chưa có rừng, đẩy diện tích cây ăn quả đang cho thu hoạch của toàn huyện lên 120,6ha xoài Đài Loan và 36,29ha bưởi da xanh.
Ngoài diện tích cây ăn quả, huyện Mường Ảng có chủ trương đưa toàn bộ diện tích đất nương và đất lâm nghiệp chưa có rừng khoảng 7.000ha để triển khai, phát triển dự án cây mắc ca giai đoạn 2021 - 2025. Hiện nay, Mường Ảng có 215ha diện tích cây mắc ca trồng tập trung đã bắt đầu bói quả và cho thu hoạch.
Vườn cây mắc ca của một hộ dân huyện Mường Ảng |
Ông ông Nguyễn Tiến Đạt, Bí thư huyện ủy, huyện Mường Ảng, chia sẻ: Đây là một trong những cơ sở, nền tảng để Nghị quyết Đảng bộ huyện xây dựng chỉ tiêu kinh tế từ nay đến năm 2025 của huyện phấn đấu thu nhập bình quân đầu người 35 triệu đồng/người/năm. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt trung bình đạt 17.000t tấn/năm. Xây dựng 5 xã cơ bản đạt chuẩn NTM; 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; thu ngân sách địa bàn đạt 16 tỷ đồng/năm trở lên; 100% bản, tổ dân phố có đường giao thông đi lại ổn định 2 mùa; 100% bản được sử dụng điến lưới; 100% số hộ ở thị trấn và 98% số hộ ở vùng nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 3,5%...và nhiều các chỉ tiêu khác. Ngoài ban hành chủ trương, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thì Mường Ảng còn đề cao khâu tổ chức thực hiện ngay đầu nhiệm kỳ. Trong đó, xác định nguồn lực của địa phương có yếu tố con người là những cán bộ chủ chốt từ cấp xã đến các phòng ban chuyên môn.
Đến nay, các chương trình hành động đã được BCH Đảng bộ huyện thông qua, xây dựng ban hành các nghị quyết chuyên đề và đề án phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp. Trong đó có đề án phát triển cây ăn quả trên đất dốc, hiện đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền triển khai và thu hút được nhiều đồng bào các dân tộc thiểu số tham gia.
Trong những hộ dân là người dân tộc thiểu số mạnh dạn chuyển đổi cây trồng trên đất nương thoải, hộ ông Tòng Văn Ông, bản Co Nỏng, xã Búng Lao có khoảng 480 gốc xoài Ðài Loan (Trung Quốc), trồng từ năm 2018 đến nay cho thu hoạch vụ đầu tiên. Ông kể: Đây là năm đầu cây cho thu hoạch, nên tôi để thưa quả vì để nhiều sợ cây quá lực nhanh cỗi. Cả vườn thu được khoảng gần 2 tấn, bán ngay cho đơn vị thu mua là Công ty CP giống hóa quả Trung ương liên kết với huyện. Số tiền có được cũng kha khá. Tôi rất vui vì diện tích đất cằn cỗi của gia đình cuối cùng cũng cho hoa thơm, quả ngọt. Ngoài số cây trên, gia đình tôi còn 2.000 gốc xoài chưa cho thu hoạch và nhiều cây cam, bưởi bắt đầu cho quả với tổng diện tích 1,8ha.
Vườn bưởi da xanh của người dân xã Púng Lao, huyện Mường Ảng |
Không riêng gì hộ ông Tòng Văn Ông mà còn nhiều hộ khác ở Búng Lao cũng đang làm như ông, tại các bản: Hồng Sọt, Nà Dên, Nà Láu, Xuân Tre... các hộ dân cũng đang tích cực mở rộng trồng thêm diện tích cây ăn quả. Toàn xã Búng Lao có khoảng hơn 200ha cây xoài, cam, bưởi. Trong đó xã Búng Lao có khoảng 60ha cây ăn quả theo cơ chế liên kết sản xuất, tiêu thụ đang cho thu hoạch.
Đến nay, một số lĩnh vực ngành trong đó có ngành nông nghiệp và lâm nghiệp chuyển biến rõ dệt, tính đến thời điểm này diện tích cây ăn quả của Mường Ảng đứng top đầu tỉnh Điện Biên, 350ha. Trong đó, diện tích đang cho thu hoạch bưởi da xanh và xoài Đài Loan là 165ha.
Có thể nói, việc tổ chức, thực hiện, triển khai Nghị quyết Đảng bộ các cấp của huyện Mường Ảng khóa XXIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được cấp cơ sở chuẩn bị rất kỹ có tính kế thừa, phát huy nội lực. Đặc biệt, có sự hưởng ứng, tham gia tích cực, đông đảo của quần chúng nhân dân, đồng bào các dân tộc thiểu số. Từ đó bà con thay đổi cách nghĩ, cách làm biến sản phẩm nông nghiệp thành sản phẩm hàng hóa chất lượng cao.
Đồng bào các dân tộc thiểu số đã biết gieo ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất của mình. Tinh thần ấy, thành tựu ấy ngoài ý trí, khát khao làm giàu của đồng bào còn có sự chung tay vào cuộc của các cấp, ủy đảng, chính quyền địa phương. Vượt lên trên tất cả là sự nâng bước từ những chính sách dành cho dồng bào các dân tộc thiểu số của Đảng, Nhà nước. Việc ban hành chủ trương, xây dựng nghị quyết, triển khai, tổ chức thực hiện nghị quyết của các cấp ủy Đảng. Đặc biệt được tiếp sức bởi Nghị quyết XIII của Đảng, các chương trình hành động - Nghị quyết XXIII của Đảng bộ huyện Mường Ảng trong nhiệm kỳ này.
Không có kiến tạo nào lại không hao tâm tổn lực. Không có con đường no ấm nào lại không đổ mồ hôi. Chắc chắn không bao xa Mường Ảng sẽ đạt được những mốc quan trọng về thành tựu kinh tế, về chỉ số an sinh xã hội theo đúng nguyện vọng, ý trí và tinh thần vượt khó của địa phương.
"Chỉ tiêu của Nghị quyết chuyên đề về tái cơ cấu lại sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020 – 2025 huyện Mường Ảng. Trong đó có nhiệm vụ phát triển cây cà phê và cây ăn quả: “Giữ vững diện tích cà phê có hiệu quả 2.000ha; tập trung phát triển các loại cây ăn quả phù hợp, có lợi thế, có giá trị kinh tế cao theo hướng hàng hóa với diện tích từ 1.000ha trở lên, hình thành vùng nguyên liệu để thực hiện liên kết vùng. Thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến, phân phối, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp của huyện; tăng thêm các chuỗi liên kết giá trị sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp san toàn. Khuyến khích thực hiện thành lập HTX, tổ hợp tác, trang trại hoạt động hiệu quả. Hoàn thiện việc xây dựng thương hiệu cà phê Mường Ảng, triển khai xây dựng sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGap hoặc sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ...” – Trích dẫn Nghị quyết chuyên đề. |