Vỡ đập ở Brazil - cuộc khủng hoảng môi trường kéo dài đến Đại Tây Dương

28/11/2015 00:00

(TN&MT) - Trận lở bùn tại một mỏ quặng sắt ở Brazil làm ít nhất 13 người thiệt mạng đã khơi lại những lời kêu gọi về phương pháp xử lý hàng triệu tấn rác thải an toàn hơn khi bùn độc hại rò rì vào biển Đại Tây Dương.

Lính cứu hỏa giải cứu một chú ngựa con bên cạnh ngựa mẹ sau khi một con đập vỡ ở làng Bento Rodrigues, Brazil. Ảnh: Christophe Simon / AFP / Getty Images
Lính cứu hỏa giải cứu một chú ngựa con bên cạnh ngựa mẹ sau khi một con đập vỡ ở làng Bento Rodrigues, Brazil. Ảnh: Christophe Simon / AFP / Getty Images

 

Một chiếc xe hơi và hai con chó trên những mái nhà bị phá hủy. Đập giữ chất thải khai thác mỏ bị vỡ tại mỏ quặng sắt và sự cố đã gây ra một trận đại hồng thủy tạo ra lớp bùn đỏ dày và độc hại. Ảnh: Felipe Dana / AP
Một chiếc xe hơi và hai con chó trên những mái nhà bị phá hủy. Đập giữ chất thải khai thác mỏ bị vỡ tại mỏ quặng sắt và sự cố đã gây ra một trận đại hồng thủy tạo ra lớp bùn đỏ dày và độc hại. Ảnh: Felipe Dana / AP

 

Các nhân viên cứu hộ tìm kiếm các nạn nhân trong một huyện chìm dưới bùn đất. Ảnh: Ricardo Moraes / Reuters
Các nhân viên cứu hộ tìm kiếm các nạn nhân trong một huyện chìm dưới bùn đất. Ảnh: Ricardo Moraes / Reuters

 

Hình ảnh những chiếc xích đu tại một trường học ở Bento Rodrigues. Ảnh: Ricardo Moraes / Reuters
Hình ảnh những chiếc xích đu tại một trường học ở Bento Rodrigues. Ảnh: Ricardo Moraes / Reuters

 

Một con gà đi trên đống đổ nát. Chủ sở hữu của mỏ, công ty quốc tế Samarco được thành lập bởi sự hợp nhất công ty của Brazil Vale với công ty của Úc BHP Billiton. Ảnh: Ricardo Moraes / Reuters
Một con gà đi trên đống đổ nát. Chủ sở hữu của mỏ, công ty quốc tế Samarco được thành lập bởi sự hợp nhất công ty của Brazil Vale với công ty của Úc BHP Billiton. Ảnh: Ricardo Moraes / Reuters

 

Những nhân viên cứu hỏa chuyển thi thể một nạn nhân bên bờ sông Rio Doce. Ảnh: Ricardo Moraes / Reuters
Những nhân viên cứu hỏa chuyển thi thể một nạn nhân bên bờ sông Rio Doce. Ảnh: Ricardo Moraes / Reuters

 

Một ngôi nhà bị hư hại ở huyện Bento Rodrigues. Tổng thống Brazil Dilma Rousseff tuyên bố phạt sơ bộ 250 triệu reais (43,8 triệu USD) đối với mỏ. Ảnh: Ricardo Moraes / Reuters
Một ngôi nhà bị phá hủy ở huyện Bento Rodrigues. Tổng thống Brazil Dilma Rousseff tuyên bố phạt sơ bộ 250 triệu reais (43,8 triệu USD) đối với mỏ. Ảnh: Ricardo Moraes / Reuters

 

Bùn gần huyện Bento Rodigues. Các công tố viên liên bang và tiểu bang sẽ điều tra những tội phạm tình nghi gây ra thảm họa. Ảnh: Ricardo Moraes / Reuters
Bùn gần huyện Bento Rodigues. Các công tố viên liên bang và tiểu bang sẽ điều tra những tội phạm tình nghi gây ra thảm họa. Ảnh: Ricardo Moraes / Reuters

 

Trận lở bùn đã khơi lại những lời kêu gọi về phương pháp an toàn hơn để xử lý hàng triệu tấn rác thải quặng được giữ lại bởi các con đập nhân tạo. Ảnh: Ricardo Moraes / Reuters
Trận lở bùn đã khơi lại những lời kêu gọi về phương pháp an toàn hơn để xử lý hàng triệu tấn rác thải quặng được giữ lại bởi các con đập nhân tạo. Ảnh: Ricardo Moraes / Reuters

 

Một cậu bé giữ một biểu ngữ với dòng chữ

 

Một người dân câu cá ở Rio Doce. Sự cố vỡ đập khiến một phần tư triệu người không có nước uống và đường nước bão hòa chảy xuôi dòng cùng với lớp bùn màu cam dày đặc có thể phá hỏng hệ sinh thái trong nhiều năm. Ảnh: Ricardo Moraes / Reuters
Một người dân câu cá ở Rio Doce. Sự cố vỡ đập khiến một phần tư triệu người không có nước uống và đường nước bão hòa chảy xuôi dòng cùng với lớp bùn màu cam dày đặc có thể phá hỏng hệ sinh thái trong nhiều năm. Ảnh: Ricardo Moraes / Reuters

 

Các nhà khoa học cho biết lớp bùn có thể chứa hóa chất chảy ra từ mỏ để giảm tạp chất quặng sắt có thể làm thay đổi dòng chảy khi chúng đông cứng lại, làm giảm nồng độ oxy trong nước và giảm sự màu mỡ của các bờ sông và đất nông nghiệp. Ảnh: Ricardo Moraes / Reuters
Các nhà khoa học cho biết lớp bùn có thể chứa hóa chất chảy ra từ mỏ để giảm tạp chất quặng sắt có thể làm thay đổi dòng chảy khi chúng đông cứng lại, làm giảm nồng độ oxy trong nước và giảm sự màu mỡ của các bờ sông và đất nông nghiệp. Ảnh: Ricardo Moraes / Reuters

 

Một chiếc thuyền gần cửa sông Rio Doce. Ảnh: Ricardo Moraes / Reuters
Một chiếc thuyền gần cửa sông Rio Doce. Ảnh: Ricardo Moraes / Reuters

 

Cảnh trên không của cửa sông Rio Doce. Ảnh: Ricardo Moraes / Reuters
Cảnh trên không của cửa sông Rio Doce. Ảnh: Ricardo Moraes / Reuters

 

Cá chết trên bãi biển của làng Povoacao, gần cửa sông Rio Doce. Ảnh: Ricardo Moraes / Reuters
Cá chết trên bãi biển của làng Povoacao, gần cửa sông Rio Doce. Ảnh: Ricardo Moraes / Reuters

 

Cảnh trên không của sông Rio Doce trải dài đến Đại Tây Dương. Ảnh: Ricardo Moraes / Reuters
Cảnh trên không của sông Rio Doce trải dài đến Đại Tây Dương. Ảnh: Ricardo Moraes / Reuters

 

Cảnh trên không của sông Doce với bùn đất chảy vào Đại Tây Dương. Ảnh: Fred Loureiro / AFP / Getty Images
Cảnh trên không của sông Doce với bùn đất chảy vào Đại Tây Dương. Ảnh: Fred Loureiro / AFP / Getty Images

 

Sông Doce nhuốm màu bởi chất thải độc hại. Ảnh: Fred Loureiro / AFP / Getty Images
Sông Doce nhuốm màu bởi chất thải độc hại. Ảnh: Fred Loureiro / AFP / Getty Images


Mai Đan
Theo Guardian

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Vỡ đập ở Brazil - cuộc khủng hoảng môi trường kéo dài đến Đại Tây Dương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO