Virus tăng theo cấp số nhân, Châu Âu lo lắng ứng phó với làn sóng COVID-19 tiếp theo

Mai Đan| 15/10/2020 11:33

(TN&MT) - Một số nước châu Âu đã bắt đầu đóng cửa trường học và dừng các cuộc phẫu thuật, đưa ra các hạn chế trong xã hội trước lo ngại về làn sóng COVID-19 thứ 2 có thể lây lan mạnh ngay trước khi bắt đầu mùa đông.

Hà Lan công bố các hạn chế mới nhằm kiểm soát sự lây lan của virus SARS-CoV-2

Hầu hết các quốc gia châu Âu đã nới lỏng phong tỏa trong mùa hè để bắt đầu phục hồi các nền kinh tế. Tuy vậy, với các hoạt động trở lại như bình thường - từ việc mở cửa nhà hàng cho đến các trường đại học đã khiến số ca nhiễm gia tăng trên khắp lục địa này.

Cộng hòa Séc, quốc gia có tỷ lệ bình quân đầu người thấp nhất châu Âu, đã yêu cầu các trường học hoạt động theo hình thức đào tạo từ xa và các bệnh viện bắt đầu cắt giảm các thủ tục y tế không khẩn cấp để có thêm giường bệnh cho bệnh nhân COVID-19. Quán bar, nhà hàng và câu lạc bộ tại quốc gia này đã đóng cửa.

Các nhà chức trách của Moscow (Nga) ngày 14/10 cho biết thủ đô này sẽ triển khai phương pháp học trực tuyến cho nhiều sinh viên bắt đầu từ ngày 19/10 tới. Trong khi đó, Bắc Ireland thông báo đóng cửa các trường học trong 2 tuần.

Các nền kinh tế lớn của châu Âu như Đức, Anh và Pháp cho đến nay vẫn không áp dụng biện pháp đóng cửa trường học bởi biện pháp này từng diễn ra trong đợt phong tỏa vào mùa xuân, gây khó khăn cho các bậc cha mẹ khi phải sắp xếp giữa việc trông con và làm việc tại nhà.

Tại Đức, các chính trị gia đang tranh luận về việc có nên kéo dài thời gian nghỉ Giáng sinh - Năm mới để giảm tình trạng lây lan virus SARS-CoV-2 ở trẻ em ra cộng đồng hay không, tuy nhiên các nhà phê bình cho rằng không có bằng chứng cho thấy các trường học là điểm nóng về lây nhiễm.

Hà Lan bắt đầu trở lại "phong tỏa một phần" vào ngày 14/10, đóng cửa các quán bar và nhà hàng, nhưng vẫn mở cửa trường học.

Các ca lây nhiễm hàng ngày ở châu Âu đang ở mức trung bình gần 100.000 ca mỗi ngày, buộc chính phủ các nước phải đưa ra hàng loạt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhưng phải đảm bảo vừa bảo vệ sức khỏe người dân vừa không gây thiệt hại về kinh tế.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dự kiến ​​sẽ công bố thêm các hạn chế nhằm ngăn chặn đại dịch. Theo giới truyền thông, Pháp cũng đang xem xét áp dụng lệnh giới nghiêm trong thành phố. 5 thành phố lớn nhất của Pháp, gồm: Paris, Marseille, Lyon, Toulouse và Lille -  trong tình trạng báo động tối đa, với các quán bar và phòng tập thể dục đóng cửa và các nhà hàng được kiểm soát nghiêm ngặt.

Tại Anh, mặc dù số ca nhập viện đang tăng cao nhưng rất nhiều người phản đối việc áp dụng lệnh phong tỏa quốc gia. Anh cũng lên kế hoạch chuẩn bị cho các bệnh viện dã chiến vào mùa xuân.

Tại Tây Ban Nha, các nhà chức trách ở vùng Catalonia giàu có nhất của đất nước sẽ thông báo đóng cửa các quán bar và nhà hàng trong 2 tuần hoặc giảm giờ mở cửa.

Tại Bỉ, với tỷ lệ nhiễm bệnh tính theo đầu người cao thứ 2 ở châu Âu, các bệnh viện hiện phải dành một phần tư số giường cho bệnh nhân COVID-19.

Cập nhật lúc 6h ngày 15/10/2020:

*Thế giới: 38.717.035 người mắc; 1.096.103 người tử vong

5 quốc gia có số ca mắc COVID-19 nhiều nhất thế giới gồm:

STT

Tên nước

Số ca mắc

Số ca tử vong

1

Mỹ

8.146.358

221.794

2

Ấn Độ

7.305.070

111.311

3

Brazil

5.140.63

151.747

4

Nga

1.340.409

23.205

5

Tây Ban Nha

937.311

33.413

Theo Tổng hợp từ Reuters
Copy Link
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Virus tăng theo cấp số nhân, Châu Âu lo lắng ứng phó với làn sóng COVID-19 tiếp theo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO