(TN&MT) - Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã nhắc nhở nhiều huyện, thành vì chậm giải quyết đất dịch vụ cho người dân.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa có văn bản thông báo Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh về việc giải quyết đất dịch vụ cho người dân tại các huyện, thành trên địa bàn tỉnh. Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp nghe Sở Tài nguyên & Môi trường cùng UBND các huyện, thành báo cáo tiến độ, kết quả giải quyết đất dịch vụ cho người dân.
Theo kết luận của Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc, tiến độ giải quyết đất dịch vụ cho người dân trên địa bản tỉnh trong thời gian qua còn chậm, chưa có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương. Mặc dù trước đó, UBND tỉnh đã có nhiều chỉ đạo để tháo gỡ giải quyết, ban hành nhiều văn bản về giải quyết đất dịch vụ khi xây dựng khu giãn dân, đấu giá quyền sử dụng đất.
Lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các huyện, thành sớm hoàn thành dứt điểm việc giải quyết đất dịch vụ cho người dân. Theo đó, các huyện thành như Yên Lạc, Vĩnh Tường, Bình Xuyên phải giải quyết xong 100%, các huyện thành còn lại phải đạt ít nhất 75%.
Sở TN&MT, Tài Chính, Xây Dựng phải tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về đất dịch vụ cho các huyện thành khi có yêu cầu. Sở Tài chính, Kế hoạch - Đầu tư cân đối tài chính sớm tham mưu đề xuất tăng vốn cho quỹ phát triển đất phục vụ công tác giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tần khu đất dịch vụ để chi trả cho nhân dân.
Một trong những địa phương mà gần đây báo Tài nguyên & Môi trường phản ánh về vướng mắc trong giải quyết đất dịch vụ cho người dân là ở Tây Thiên (Tam Đảo).
Nhiều năm nay, chính quyền huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và hơn 200 hộ dân ở thôn Đồng Thỏng (xã Đại Đình) vẫn chưa thể thống nhất được việc bồi thường tái định cư để di dời phục vụ dự án Trung tâm văn hóa lễ hội Tây Thiên. Đây là những gia đình sinh sống nhiều đời xung quanh khu vực Đền Thỏng (một trong quần thể tâm linh Tây Thiên).
Từ lâu người dân ở đây đã sinh nhai bằng kinh doanh hàng quán, dịch vụ. Đặc biệt những năm gần đây, khi du lịch tâm linh phát triển, hàng quán càng trở thành phương tiện kiếm sống quan trọng với họ.
Những người dân này yêu cầu chính quyền địa phương phải bồi thường cho họ đất ở vị trí để có thế kinh doanh dịch vụ. Tuy nhiên, vị trí tái định cư mà huyện bố trí lại nằm khuất một góc không hề có sự giao thương nào. Dự định xây dựng khu bãi xe, chợ nông sản để cấp cho những người dân này hiện vẫn chỉ là lời hứa hẹn chứ chưa có văn bản quyết định nào.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa có văn bản thông báo Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh về việc giải quyết đất dịch vụ cho người dân tại các huyện, thành trên địa bàn tỉnh. Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp nghe Sở Tài nguyên & Môi trường cùng UBND các huyện, thành báo cáo tiến độ, kết quả giải quyết đất dịch vụ cho người dân.
Theo kết luận của Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc, tiến độ giải quyết đất dịch vụ cho người dân trên địa bản tỉnh trong thời gian qua còn chậm, chưa có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương. Mặc dù trước đó, UBND tỉnh đã có nhiều chỉ đạo để tháo gỡ giải quyết, ban hành nhiều văn bản về giải quyết đất dịch vụ khi xây dựng khu giãn dân, đấu giá quyền sử dụng đất.
Lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các huyện, thành sớm hoàn thành dứt điểm việc giải quyết đất dịch vụ cho người dân. Theo đó, các huyện thành như Yên Lạc, Vĩnh Tường, Bình Xuyên phải giải quyết xong 100%, các huyện thành còn lại phải đạt ít nhất 75%.
Sở TN&MT, Tài Chính, Xây Dựng phải tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về đất dịch vụ cho các huyện thành khi có yêu cầu. Sở Tài chính, Kế hoạch - Đầu tư cân đối tài chính sớm tham mưu đề xuất tăng vốn cho quỹ phát triển đất phục vụ công tác giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tần khu đất dịch vụ để chi trả cho nhân dân.
Một trong những địa phương mà gần đây báo Tài nguyên & Môi trường phản ánh về vướng mắc trong giải quyết đất dịch vụ cho người dân là ở Tây Thiên (Tam Đảo).
Nhiều năm nay, chính quyền huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và hơn 200 hộ dân ở thôn Đồng Thỏng (xã Đại Đình) vẫn chưa thể thống nhất được việc bồi thường tái định cư để di dời phục vụ dự án Trung tâm văn hóa lễ hội Tây Thiên. Đây là những gia đình sinh sống nhiều đời xung quanh khu vực Đền Thỏng (một trong quần thể tâm linh Tây Thiên).
Từ lâu người dân ở đây đã sinh nhai bằng kinh doanh hàng quán, dịch vụ. Đặc biệt những năm gần đây, khi du lịch tâm linh phát triển, hàng quán càng trở thành phương tiện kiếm sống quan trọng với họ.
Những người dân này yêu cầu chính quyền địa phương phải bồi thường cho họ đất ở vị trí để có thế kinh doanh dịch vụ. Tuy nhiên, vị trí tái định cư mà huyện bố trí lại nằm khuất một góc không hề có sự giao thương nào. Dự định xây dựng khu bãi xe, chợ nông sản để cấp cho những người dân này hiện vẫn chỉ là lời hứa hẹn chứ chưa có văn bản quyết định nào.