Vinh danh những tấm lòng nhân hậu vì nạn nhân chất độc da cam

08/08/2017 00:00

(TN&MT) - Ngày 8/8 tại Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tổ chức gặp mặt "Vinh danh những tấm lòng nhân hậu vì nạn nhân chất độc da cam" năm 2017. Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương dự và phát biểu. Cùng dự có các đồng chí: Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam /dioxin Việt Nam; đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; các đại diện đại sứ quán, tổ chức quốc tế.

Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương dự và phát biểu.
Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương dự và phát biểu.

Đây là một hoạt động có ý nghĩa chính trị-xã hội mang tính nhân đạo nhân văn sâu sắc, thiết thực kỷ niệm 56 năm thảm họa da cam ở Việt Nam và Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10-08). Hội nghị nhằm tôn vinh và tri ân những người đã có nhiều công lao chăm sóc nạn nhân, đặc biệt là gần 120 người tiêu biểu được lựa chọn từ các địa phương trên cả nước.

Theo Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, từ năm 1961 đến năm 1971, quân đội Mỹ đã phun rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học xuống gần 1/4 diện tích miền Nam Việt Nam. Chất độc hóa học đã tác động mạnh mẽ, lâu dài tới môi trường, các hệ sinh thái và sức khỏe con người. 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, hơn 3 triệu người là nạn nhân chiến tranh hóa học..

Phát biểu khai mạc buổi lễ, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam /dioxin Việt Nam Nguyễn Văn Rinh cho biết:  Đảng và Nhà nước đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam. Toàn dân và nhiều bạn bè quốc tế đã tích cực tham gia phong trào "Chung tay xoa dịu nỗi đao da cam". Từ phong trào này, có rất nhiều tấm gương về lòng nhân hậu đã xuất hiện, đặc biệt là những người trực tiếp chăm sóc nạn nhân.

Nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình tới tham dự hội nghị
Nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình - Chủ tịch danh dự Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tới tham dự hội nghị Vinh danh những tấm lòng nhân hậu vì nạn nhân chất độc da cam.

"Tôi trân trọng tri ân và vinh danh những người ông, người bàm người cha, người mẹ và những người thân của nạn nhân đã tận tâm tận lực chăm sóc, nuôi dưỡng các nạn nhân chất độc da cam trên mọi miền đất nước, tiêu biểu là những người dự cuộc gặp mặt hôm nay." - Ông Nguyễn Văn Rinh chia sẻ.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Trương Thị Mai khẳng định: Đây là dịp để tôn vinh những người đã có nhiều công lao chăm sóc nạn nhân, đặc biệt là 120 người tiêu biểu được lựa chọn từ các địa phương trên cả nước. Họ vừa là nạn nhân, cán bộ hội, vừa là những bậc ông bà, cha mẹ đang trực tiếp ngày đêm chăm sóc, nuôi dưỡng vợ, chồng, con, cháu là nạn nhân chất độc da cam. Họ luôn bên cạnh nỗi đau tật cùng của nạn nhân, chấp nhận sự hy sinh tột cùng, âm thầm chịu đựng và vật lộn với khổ đau khôn tả…

Các cựu chiến binh tham dự hội nghị
Các cựu chiến binh tham dự hội nghị
Anh Lưu Việt Kiên (Thanh trì, Hà Nội) với những biến chứng trên mặt do nhiễm chất độc da cam
Anh Lưu Việt Kiên (Thanh Trì, Hà Nội) với những biến chứng trên mặt do chất độc da cam

Để giảm bớt khó khăn, vất vả cho nạn nhân chất độc da cam và gia đình họ, Trưởng Ban Dân vận Trung ương cho biết đề nghị, Chính phủ sớm có giải pháp khắc phục những vướng mắc, bất cập về chính sách, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về ưu đãi đối với người có công với cách mạng; cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến; cán bộ dân chính đảng được cử vào miền Nam làm nhiệm vụ; nhân dân và một số đối tượng khác trong vùng bị phơi nhiễm chất độc hóa do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Có chính sách thỏa đáng đối với những người chăm sóc, nuôi dưỡng nạn nhân chất độc da cam một cách thiết thực.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về thảm họa da cam, giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng của dân tộc một cách mạnh mẽ. Trên cơ sở đó, làm tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, coi đây là một nghĩa cử cao đẹp, nhiệm vụ chiến lược xuyên suốt trong thời kỳ cách mạng; các cấp, các ngành cần có biện pháp, hành động thiết thực, tích cực triển khai chủ trương xã hội hóa công tác chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam…

Bà mai
Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương tặng bằng khen Vinh danh những tấm lòng nhân hậu vì nạn nhân chất độc da cam
Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường tặng bằng khen Vinh danh những tấm lòng nhân hậu vì nạn nhân chất độc da cam
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà tặng bằng khen Vinh danh những tấm lòng nhân hậu vì nạn nhân chất độc da cam

Nhân dịp này, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã tặng giấy khen vinh danh 120 người người có tấm lòng nhân hậu, không quản ngại khó khăn, vất vả tận tình chăm sóc, giúp đỡ, hỗ trợ nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam/dioxin khắp mọi miền đất nước. Các nạn nhân, người chăm sóc nạn nhân và cán bộ các cơ sở Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin đã chia sẻ những câu chuyện cảm động, sự nỗ lực vươn lên của những gia đình có người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin./

Khương Trung

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Vinh danh những tấm lòng nhân hậu vì nạn nhân chất độc da cam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO