Tuyên truyền cho người dân, cộng đồng hiểu rõ tác hại của Amiang

30/05/2015 00:00

(TN&MT) - Ngày 30/5, tại Hà Nội, Liên minh vận động chính sách Y tế (EBHPD) đã tổ chức hội thảo “Chia sẻ thông tin về kết quả hội nghị toàn thể các thành viên công ước Rotterdam, Basel và Stockholm năm 2015”.

Tại Hội thảo, TS.Trần Tuấn, Trưởng ban thường trực hành động liên minh vận động chính sách y tế dựa vào bằng chứng khoa học (EBHPD) đồng thời là Giám đốc trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD) đã có phần trình bày về 3 công ước Rotterdam, Basel và Stockholm năm 2015 nêu chi tiết tầng công ước, 3 công ước đều có mục tiêu chung là bảo vệ sức khỏe con người và môi trường trước hiểm họa hóa chất và rác thải độc hại trong đó có Amiăng trắng. Trong đó có nêu thực trạng và giải pháp của Việt Nam về 3 công ước này.

Đặc biệt tại Hội thảo vấn đề được các nhà khoa học quan tâm nhất là việc sử dụng amiang hiện nay của nước ta.

Amiang đã từng được coi là một loại vật liệu tuyệt vời vì nó có những tính chất ưu việt mà ít loại vật liệu tự nhiên nào có được, đó là: Khả năng chịu nhiệt, cách điện, chịu mài mòn tốt. Vì thế nó là nguyên liệu dùng để sản xuất hơn 3000 loại sản phẩm từ tấm lợp, ống thoát nước, vách ngăn cách âm, cách nhiệt, má phanh và những sản phẩm công nghệ cao.

PGS,TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, môi trường và Phát triển cộng đồng phát biểu tại Hội thảo
PGS,TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, môi trường và Phát triển cộng đồng phát biểu tại Hội thảo

Tại hội thảo, PGS,TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, môi trường và Phát triển cộng đồng cho biết, đến nay, đã có hơn 50 quốc gia trên thế giới cấm sử dụng amiăng. Việt Nam là một trong số 10 quốc gia nhập khẩu amiăng trắng đứng đầu thế giới, với mức tiêu thụ hơn 65.000 tấn/năm. Khoảng 80% lượng amiăng trắng được sử dụng để chế tạo tấm lợp fibro. Tuy nhiên, từ năm 2014, tính nguy hiểm của hóa chất này tại Việt Nam một lần nữa lại được nhiều nhà chuyên môn, nhà quản lý và báo giới đặc biệt quan tâm. Các nhà khoa học đã phát hiện ra sự nguy hại của tất cả các loại amiăng đối với sức khỏe con người và môi trường sinh thái. Tất cả các loại amiăng dù là xanh, nâu hay trắng đều gây ung thư cho con người trong đó có ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư buồng trứng, ung thư trung biểu mô ( màng phổi), bụi phổi và xơ hóa phổi amiăng.

Xu hướng chung của thế giới là ngày càng có nhiều nước trên thế giới đã cấm sử dụng hoặc hạn chế sử dụng amiang. Trong số 143 nước tiêu thụ amiang, cho đến nay đã có trên 50 nước cấm hoàn toàn sử dụng amiang và các sản phẩm chứa amiang

Để minh chứng cho tác hại của Amiang, ông Sharan Kumar K.C, đại diện cho Tổ chức Tổ chức Nhân dân về y tế, giáo dục và phát triển Hải ngoại Australia (APHEDA) tại khu vực Mekong cho biết, Australia là nước có mức tiêu thụ amiang lớn nhất thế giới, chính vì vậy nước này cũng là nươc có tỉ lệ các bệnh liên quan đến amiang được báo cáo là cao nhất thế giới. Hàng năm, có rất nhiều người tử vong do bệnh liên quan đến amiang mặc dầu nươc này đã có lệnh cấm amiang từ năm 2003. Và trong 20 năm tới, có khoảng 30.000 – 40.000 người Autralia mắc các bệnh liên quan đến amiang.

Toàn cảnh Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo

 

Tại hội thảo cũng được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, chuyên gia về thực trạng sản xuất và sử dụng amiang ở Việt Nam hiện nay, chủ yếu các vấn đề đều xoay quanh là việc tuyên truyền cho người dân và cộng đồng hiểu rõ tác hại của việc sử dụng amiang trong đó chủ yếu là tấm lợp Broximang đang được sử dụng chủ yếu ở miền núi, vùng sâu, xa hiện nay. Đối với việc làm sao để giảm thiểu sử dụng tấm lợp này nhiều ý kiến cho rằng cần có chế tài với các nhà sản xuất sử dụng amiang, cần có giải pháp về kinh tế như tăng thuế khi đưa amiang vào sử dụng, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất vật liệu thân thiện môi trường.

Theo các chuyên gia, Việt Nam cần sớm xây dựng một lộ trình về việc cấm sử dụng amiăng càng sớm càng tốt. 

Viết Dũng

 

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tuyên truyền cho người dân, cộng đồng hiểu rõ tác hại của Amiang
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO