Chủ Doanh nghiệp Xây dựng Thành Đạt được biết, với loại hình lò đốt gạch thủ công liên tục kiểu đứng đã ứng dụng khoa học kỹ thuật Chính phủ cho phép tới 1-1-2018 mới phải dừng lò, nhưng tỉnh Hải Dương lại yêu cầu các chủ lò phải dừng trước 2 năm. Vì thế, chủ Doanh nghiệp Xây dựng Thành Đạt đã có đơn kiện ông Chủ tịch UBND huyện Tứ Kỳ ra Tòa án Nhân dân tỉnh Hải Dương và lên Tòa án cấp cao tại Hà Nội về việc, ngày 20-12-2016, UBND huyện Tứ Kỳ raQuyết định 4434/QĐ-UBND, áp dụng biện pháp hành chính để chấm dứt hoạt động của 3 lò gạch của Doanh nghiệp này.UBND huyện Tứ Kỳ tổ chức cưỡng chế cắt dốc đê, cắt điện, thu máy móc đối với các lò gạch của Doanh nghiệp Xây dựng Thành Đạt.
Ngày 18-4-2018, tại Hà Nội, phiên tòa công khai Tòa án nhân dân cấp cao đã xử Doanh nghiệp Xây dựng Thành Đạt thắng kiện. Tòa kết luận UBND tỉnh Hải Dương thực hiện Quyết định 661/QĐ-UBND, ngày 15-3-2011, của UBND tỉnh cho phép các cơ sở sản xuất gạch bằng lò liên tục kiểu đứng hoạt động đến hết ngày 31-12-2015 là không đúng với Quyết định 1469/QĐ-TTgcủa Chính phủ và hướng dẫn 969/BXD-TTr của Bộ Xây dựng. (Theo Quyết định 1469/QĐ-TTg của Chính phủ quy định đối với lò liên tục kiểu đứng ở khu vực đồng bằng phải chấm dứt trước năm 2018).
Việc UBND huyện Tứ Kỳ giao cho UBND xã Đông Kỳ thông báo công khai và tổ chức cưỡng chế đối với các lò gạch của Doanh nghiệp Xây dựng Thành Đạt là sai. Bản án đã có hiệu lực nênDoanh nghiệp Xây dựng Thành Đạt yêu cầu UBND huyện Tứ Kỳ tổ chức kiểm đếm tài sản trên đất, khối lượng vượt lập tạo mặt bằng của Doanh nghiệp Xây dựng Thành Đạt trên diện tích 126.000 m2 mà UBND tỉnh và UBND huyện Tứ Kỳ đã quy hoạch, cho doanh nghiệp sản xuất gạch nung và sản xuất nông nghiệp. Ngoài các tài sản khác, khi dừng lò, doanh nghiệp này còn trên 500 vạn viên gạch mộc chưa đốt, trên 100 nhân công phải nghỉ việc.