Phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường ghi lại một số hình ảnh:
Mưa liên tục từ chiều tối hôm qua đến nay (15/11) cộng với việc các hồ thủy điện, hồ chứa điều tiết nước đã khiến toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế ngập lụt nhiều nơi, trong đó TP. Huế bị ảnh hưởng nặng Theo ghi nhận của PV Báo TN&MT, hầu hết các tuyến đường khu vực trung tâm TP. Huế đều bị ngập và chưa có dấu hiệu rút nước Trong đó, các tuyến đường như Bà Triệu, Phan Chu Trinh, Hùng Vương, Phan Đình Phùng, Hải Triều, Nguyễn Hữu Cảnh… bị ngập sâu từ 0,5 – 1,5 m. Rất nhiều xe máy phải dắt bộ vì chết máy Người dân dùng mọi biện pháp để ứng phó, chủ yếu là dùng thuyền di chuyển Những con đường thường ngày rất đẹp, nay đã biến thành sông Nước lên nhanh, nhiều người dân có ô tô không kịp mang đi tránh lũ Nước lũ đã khiến việc kinh doanh buôn bán bị ảnh hưởng Nhiều khu vực trọ của sinh viên Huế bị nước tràn vào, dâng lên trong đêm qua Trước mặt trụ sở UBND TP. Huế lênh láng nước Đến trưa ngày 15/11, mực nước sông Hương cao 4,21 m, vượt mức báo động 3, vượt đỉnh lũ năm 2020 (4,17 m) Lực lượng công an nổ lực đưa phụ nữ, trẻ em vùng thấp trũng TP. Huế đến nơi an toàn Rất nhiều khu vực đã bị cô lập do nước lũ bao vây, xe cứu hộ cũng có mặt Học sinh, sinh viên ở TP. Huế đã được cho nghỉ học trong ngày 15/11 Tranh thủ mưa lũ, nhiều chiếc thuyền ghe dịch vụ xuất hiện để chở người và đồ đạc Theo cơ quan chức năng, dự báo mưa lũ tại Huế còn diễn biến phức tạp trong hôm nay, khi dự báo nước sông Hương sẽ lên +4,5 m, vượt đỉnh lũ năm 2022 Lãnh đạo tỉnh đã yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và TP. Huế triển khai sơ tán người dân tại các vùng thấp trũng, ngập lụt sâu, chia cắt; các khu vực có nguy cơ cao sạt lở đất (chú ý ưu tiên sơ tán trước các đối tượng dễ bị tổn thương, phụ nữ mang thai, người già yếu, học sinh, sinh viên ở trọ…) Yêu cầu chủ động đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, phục vụ nhân dân tại các vùng nguy cơ cô lập, chia cắt dài ngày do ngập sâu, sạt lở đất… Cảnh người dân Huế vất vả lội trong mưa lũ