Chính thức có hiệu lực từ ngày 4/11/2016, thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu nhằm chuyển đổi nền kinh tế của thế giới bị lệ thuộc quá nhiều vào nhiên liệu hóa thạch trong nhiều thập kỷ sang năng lượng xanh và làm chậm tốc độ tăng nhiệt độ toàn cầu đến dưới 2 độ C.
Manila, thủ đô của Philippines đã đặt ra mục tiêu tới năm 2030 cắt giảm 70% lượng khí thải cacbon nếu được sự giúp đỡ về tình hình tài chính và kỹ thuật của cộng đồng thế giới.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tham dự lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ở Mandaluyong, Metro Manila, Philippines vào ngày 21/2/2017. Ảnh: REUTERS / Erik De Castro |
Dự kiến, văn kiện phê chuẩn sẽ nhận được sự ủng hộ trong Thượng viện Philippines, chủ yếu là đồng minh của Tổng thống Duterte và sẽ giúp Manila tiếp cận Quỹ Khí hậu Xanh, nhằm mục đích chuyển hàng tỷ USD giúp các nước nghèo ứng phó với hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Ông Duterte ký thỏa thuận sau 10 tháng tính từ khi thỏa thuận được hơn 100 quốc gia ký kết tại trụ sở Liên Hợp Quốc tại New York, Mỹ.
Mai Đan
Tổng hợp từ Reuters