Tổng quan về hội nghị thượng đỉnh BĐKH Paris 2015

30/11/2015 00:00

(TN&MT) – Ngày 30/11, trang Guardian khái quát một số nội dung liên quan đến hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu ở Paris (COP21) nhằm giúp độc giả bắt kịp những thông tin liên quan đến sự kiện quan trọng này.

 Hội nghị thượng đỉnh tại Paris (COP21) nhằm đảm bảo một thỏa thuận cắt giảm khí thải toàn cầu để hạn chế sự nóng lên toàn cầu đến 2 độ C. Ảnh: Ian Langsdon / EPA
Hội nghị thượng đỉnh tại Paris (COP21) nhằm đảm bảo một thỏa thuận cắt giảm khí thải toàn cầu để hạn chế sự nóng lên toàn cầu đến 2 độ C. Ảnh: Ian Langsdon / EPA

COP21 nhằm mục đích gì?

Tiếp cận một thỏa thuận toàn cầu mới về cắt giảm lượng khí thải các-bon giai đoạn sau năm 2020 và thống nhất hỗ trợ các nước nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu.

COP21diễn ra khi nào và ở đâu?

Vùng Le Bourget ở ngoại ô phía Bắc Paris từ 30/11 – 11/12.

Thành phần tham dự của COP21?

COP21 thu hút sự tham gia của 195 quốc gia và dự kiến có ít nhất 138 lãnh đạo, bao gồm Tổng thống Mỹ Barack Obama, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Anh David Cameron. Các lãnh đạo sẽ có mặt khi COP21 bắt đầu.

COP21 sẽ tạo ra sự khác biệt cho cuộc sống của con người?

Có nhưng không phải ngay lập tức. Các quyết định lâu dài của chính phủ và các doanh nghiệp vì một thỏa thuận tại Paris sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ, từ những gì các nhà máy điện cung cấp năng lượng đến thức ăn hàng ngày của con người...

Chúng ta vẫn không có một thỏa thuận về khí hậu?

Nghị định thư Kyoto, hiệp ước khí hậu quốc tế có tính ràng buộc pháp lý duy nhất trên thế giới ban đầu chỉ bao gồm các nước phát triển và bây giờ chỉ bao gồm EU, Australia và một số nước khác, những nước được yêu cầu phải cắt giảm lượng khí thải vào năm 2020. Ngoài ra còn có một tuyên bố riêng biệt, không ràng buộc, bao gồm việc cắt giảm tự nguyện của nhiều quốc gia giàu và nghèo cho đến năm 2020.

Cuộc tấn công khủng bố ở Paris mới đây đã gây ảnh hưởng gì đến COP21?

Các nhà chức trách Pháp cho biết COP21 sẽ diễn ra với điều kiện an ninh phải được thắt chặt. Một số nhà quan sát nói rằng các cuộc tấn công có thể kích thích sự khẩn trương và đoàn kết hơn. Các sự kiện bên lề đã lên kế hoạch, như một cuộc diễu hành lớn ở Paris sẽ không được diễn ra.

Trưởng đoàn đàm phán của Trung Quốc và Chủ tịch của hội nghị thượng đỉnh năm ngoái ở Lima cho rằng ý chí chính trị sẽ là điều tồn tại cuối cùng cho một thỏa thuận.

Tuy nhiên, có rất nhiều khó khăn tiềm ẩn. Đại sứ môi trường hàng đầu của Pháp Laurence Tubiana dự đoán tài chính cho các nước nghèo sẽ là phần khó khăn nhất. Mỹ và EU cũng có quan điểm khác nhau về số lượng thỏa thuận cần ràng buộc về mặt pháp lý.
Những nước phát thải hàng đầu trên thế giới sẽ ra sao?

Hai nước phát thải khí nhà kính lớn nhất trên thế giới là Trung Quốc và Mỹ đều ủng hộ thỏa thuận ở Paris. Đây là sự khác biệt quan trọng so với hội nghị thượng đỉnh về khí hậu năm 2009 khi mà nhiều người cho rằng Trung Quốc là nước phản đối hội nghị. Ấn Độ, nước phát thải khí nhà kính lớn thứ ba trên thế giới có thể đóng một vai trò phức tạp. Tại cuộc họp G20 gần đây, nước này đã nêu mối quan tâm về cơ chế đánh giá cam kết phát thải của các nước trong tương lai.

Những gì đã được thỏa thuận cho đến nay?

Hơn 170 quốc gia - đại diện cho 97% lượng khí thải của thế giới đã đệ trình các cam kết về khí hậu của họ lên LHQ. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích những cam kết đó vẫn cho rằng nhiệt độ trên thế giới dao động từ 2,7-3,3 độ C. Khoảng dao động này nhiều hơn nhiệt độ giới hạn tăng đến 2 độ C mà các nhà lãnh đạo trên thế giới đã thống nhất. Đó chính là nguyên nhân khiến nhiều nước muốn có một cơ chế đánh giá 5 năm một lần.


Mai Đan
Tổng hợp từ Guardian

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tổng quan về hội nghị thượng đỉnh BĐKH Paris 2015
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO