Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam: Bám sát “kim chỉ nam”

29/12/2018 12:18

(TN&MT) - Để tiếp tục “vươn ra biển lớn” với những mục tiêu chính xác hơn, hướng đi cụ thể hơn, Ban Chấp hành Trung ương xem xét ban hành Nghị quyết mới số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó, xác định 3 vấn đề mang tính chất đột phá quan trọng, làm “kim chỉ nam” cho tất cả các hoạt động kinh tế biển và Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, cơ quan thực thi pháp luật quản lý, biển, đảo đang bám sát thực hiện chủ trương này.

img9
Nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh quốc tế của các ngành kinh tế biển. Ảnh: MH


Ưu tiên hoàn thiện thể chế, chính sách

Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn 2045, đã xác định việc ưu tiên hoàn thiện hành lang pháp lý, đổi mới, phát triển mô hình tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh quốc tế của các ngành kinh tế biển, các vùng biển, ven biển là khâu đột phá. Nắm bắt chủ trương này, hiện, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tích cực hoàn thiện các Thông tư, Nghị định thực thi pháp Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo mà “linh hồn” là hoàn thiện cơ chế quản lý tổng hợp và thống nhất về biển, điều chỉnh, bổ sung và mới các quy hoạch liên quan đến biển, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ giữa các ngành, địa phương.

Năm 2018, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã trình Chính phủ đề xuất xây dựng Nghị định về lấn biển tại Tờ trình số 29/TTr-BTNMT ngày 30/3/2018 và Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 3606/VPCP-NN ngày 19/4/2018 thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ TN&MT tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định về lấn biển bảo đảm đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, xây dựng Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 51/2014/NĐ-CP ngày 21/5/2014 của Chính phủ quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển”. Trình Bộ ký ban hành Thông tư số 22/2018/TT-BTNMT ngày 15/11/2018 Ban hành định mức kinh tế kỹ thuật đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:5.000. Thông tư quy định kỹ thuật về khắc phục sự cố môi trường do dầu tràn trên biển; hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương liên quan trong việc cấp phép, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trên vùng biển Việt Nam.

Bám sát chủ trương, định hướng của Chiến lược, sang năm 2019, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hai quy hoạch quan trọng đó là: Quy hoạch không gian biển quốc gia và Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ của cả nước. Đồng thời, rà soát các vấn đề quan trọng khác còn chồng chéo trong các văn bản pháp lý hiện hành để đưa vào thực hiện trong kế hoạch xây dựng văn bản pháp luật 2019.

Phát triển khoa học công nghệ và nhân tố con người

Nghị quyết mới đề ra hệ thống các quan điểm trên cơ sở kế thừa, bổ sung, phát triển một số nội dung của Nghị quyết số 09-NQ/TWvới tư tưởng xuyên suốt là phát triển bền vững,trong đó, quan điểm: “Lấy khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại và nguồn nhân lực chấtlượng cao làm nhân tố đột phá. Ưu tiên đầu tư ngân sách Nhà nước cho công tác nghiên cứu,điều tra cơ bản, đào tạo nguồn nhân lực về biển; kết hợp huy động các nguồn lực trong và ngoài nước. Chủ động, nâng cao hiệu quả hội nhập, hợp tác quốc tế, ưu tiên thu hút các nhàđầu tư chiến lược hàng đầu thế giới có côngnghệ nguồn, trình độ quản lý tiên tiến trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ củaViệt Nam”. Đây chính là thách thức, song cũnglà cơ hội lớn đối với các ngành kinh tế biển khi Đảng, Nhà nước quyết tâm đầu tư nguồn lực cho việc phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực cho công cuộc phát triển kinh tế biển.

Trên thực tế, trong những năm qua, việc đầu tư cho các ngành kinh tế biển hầu như quá ít so với những giá trị mà con người khai thác từ biển. Với chủ trương này, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam xác định, nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị trong năm 2019, bên cạnh xâydựng văn bản pháp luật là nhiệm vụ đầu tư nghiên cứu khoa học với việc ưu tiên việc phốihợp xây dựng và đưa vào triển khai các dự án hợp tác với các đối tác quốc tế để tận dụng cơhội tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại,tư duy quản lý biển, đảo tiên tiến của các quốc gia, tổ chức như: PEMSEA, COBSEA, IUCNđể đẩy mạnh nghiên cứu biển; tranh thủ sựhợp tác của các đối tác là tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ và các nước như: WB, ADB, GEF,AFD (Pháp), KOICA, KOEM, KCG (HànQuốc) JICA (Nhật Bản), SwAM (Thụy Điển)... để tranh thủ nguồn vốn đầu tư cho công nghệ;tiếp tục tìm kiếm đối tác, xây dựng dự án hợptác quốc tế về biển; thực hiện tốt trách nhiệm thành viên trong các tổ chức quốc tế liên quan.

Đồng thời, xây dựng và ban hành các Văn bản tăng cường công tác quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực biển và hải đảo; xây dựng và thẩm định các đề tài khoa học, công nghệ về biển và hải đảo. Xâydựng danh mục đề tài mở mới và Kế hoạch khoa học công nghệ năm 2020; tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra và giám sát đối vớicác nhiệm vụ khoa học công nghệ mở mới năm 2019 nhằm đảm bảo thực hiện đúng tiến độ và chất lượng đề ra. Tiếp tục công tác xâydựng Tiêu chuẩn Việt Nam và Quy chuẩn Việt Nam, bước đầu áp dụng và triển khai các quyđịnh về công tác sở hữu trí tuệ. Làm tốt công tác chuyển giao công nghệ, công tác thông tin và thống kê khoa học và công nghệ biển, cũngnhư hợp tác quốc tế về khoa học.
 

Ảnh 0002


Phát triển kinh tế dựa trên hệ sinh thái biển

Đối với khâu đột phá thứ ba trong Chiến lược đó là “Phát triển kết cấu hạ tầng đa mục tiêu, đồng bộ, mạng lưới giao thông kết nối các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, các khu công nghiệp, khu đô thị, các vùng biển với các cảng biển dựa trên hệ sinh thái kinh tế và tựnhiên, kết nối chiến lược Bắc - Nam, Đông -Tây giữa các vùng trong nước và với quốc tế”,Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam xác định rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước của mình trong vấn đề này là giám sát chặt chẽ yếu tố môi trường biển khi các ngành kinh tế phát triển hạ tầng, giao thông và các ngành công nghiệp ven biển, định hướng giúp các ngành phát triển kinh tế biển dựa trên hệ sinh thái,yếu tố tự nhiên, không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế. Xác định rõ mục tiêu này,Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho biết,sẽ tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định trong Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Hướng dẫn và đôn đốc địa phương thực hiện tốt hoạt động quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Thực hiện đúng lộ trình đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, hải đảo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển.

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam thực hiện Kế hoạch phối hợp số 2966/KH-BTLCSB-TCBHĐVN ngày 22/6/2018 giữa Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam với Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển.Tập trung hướng dẫn các địa phương về việc giao khu vực biển; thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển; chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ; cấp phép nhận chìm ở biển...Tích cực triển khai các nội dung của Kế hoạch Hành động thực hiện Chiến lược Quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; thực hiện nhiệm vụ hoạt động của cơ quan đầu mối thực hiện các nhiệm vụ của Bộ TN&MT về ứng phó, khắc phục, giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu trên biển.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam: Bám sát “kim chỉ nam”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO