(TN&MT) - Sau văn bản kiến nghị lần trước bất thành, UBND tỉnh Điện Biên tiếp tục có văn bản "cầu cứu'' tới Tập đoàn điện lực Việt Nam sớm chỉ đạo các đơn vị triển khai đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện 110 KV theo Quy hoạch đã được Bộ Công Thương phê duyệt.
Chúng tôi cần đường dây 110 KV trước
Ngày 16/03, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên là ông Lê Thành Đô đã ký Văn bản số 628/UBND-KT gửi Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) kiến nghị về việc đầu tư xây dựng trạm biến áp và lưới điện truyền tải 110 KV theo quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020 đã được Bộ Công thương phê duyệt.
Tại văn bản, UBND tỉnh Điện Biên cho biết, việc đầu tư phát triển nguồn năng lượng thủy điện trên địa bàn tỉnh được đánh giá là có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển. Tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc, trên cơ sở yêu cầu thực tiễn cấp thiết về phát triển nguồn và lưới điện truyền tải phục vụ quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh; Bộ Công Thương đã phê duyệt Quy hoạch phát triển lưới điện tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 - 2025 có xét đến 2035 - Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110 KV. Đồng thời đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Điện Biên và đấu nối truyền tải, giải tỏa công suất các nhà máy thủy điện xây dựng xong đi vào vận hành.
Theo UBND tỉnh Điện Biên thì Điện Biên là tỉnh duy nhất trên toàn quốc chưa có liên kết mạch vòng lưới điện, mới chỉ có 02 trạm 110 KV/10 huyện, thành phố (không kể trạm biến áp của khách hàng); lưới điện trung áp chủ yếu là phát triển lưới điện 35 KV, nhiều tuyến đường dây dài trên 450 km; chiều dài cấp điện của các lộ đường dây tương đối lớn.
Do vậy, UBND tỉnh Điện Biên e ngại khi xảy ra sự cố trên trục chính của đường dây thường làm mất điện trên diện rộng, ảnh hưởng lớn đến phát triển chung của địa phương, nhất là cho nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế xã hội khu vực biên giới phía Tây thuộc tỉnh Điện Biên.''Chênh lệch công suất sử dụng điện giữa các thời điểm trong ngày rất nhiều, biểu đồ phụ tải giờ cao điểm rất nhọn; việc bù công suất phản kháng gắn cố định tụ vào lưới không hiệu quả, số hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia thấp nhất cả nước", văn bản nêu.
Tại văn bản, UBND tỉnh Điện Biên cũng cho biết, trong những năm qua, tỉnh đã kêu gọi các thành phần kinh tế để thực hiện đầu tư xây dựng các công trình thủy điện nhằm khai thác tiềm năng và lợi thế của tỉnh trong phát triển kinh tế xã hội, tăng cường nguồn điện năng trong cả nước cũng như của tỉnh, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng lưới điện truyền tải chưa được quan tâm đầu tư đồng bộ, khó khăn trong tiếp cận đấu nối vào hệ thống truyền tải điện Quốc gia nên các nhà đầu tư đều đầu tư cầm chừng, trông chờ vào đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải của EVN nhằm đảm bảo tính khả thi, hiệu quả của dự án.
Theo UBND tỉnh Điện Biên, trên địa bàn huyện Điện Biên Đông đã được Bộ Công Thương phế duyệt 06 nhà máy thủy điện với tổng công suất lắp máy 76,6 MW (gồm: Sông Mã 1, Sông Mã 2, Sông Mã 3, Na Son, Na Phát, Suối Lư) và UBND tỉnh đang đề nghị Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung các nhà máy thủy điện Mường Luân 1, Mường Luân 2 và Chiềng Sơ 2 với tổng công suất lắp máy là 29 MW."Hiện tại, dự án thủy điện Sông Mã 3 và dự án thủy điện Na Son đang tiến hành đầu tư xây dựng, dự kiến đến quý I/2019 sẽ hoàn thành đi vào vận hành phát điện. Các dự án khác đã được UBND tỉnh Điện Biên cấp chủ trương đầu tư và đang được các nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục để tiến hành đầu tư xây dựng trong thời gian sớm nhất'', UBND tỉnh Điện Biên nhấn mạnh.
Trước các vấn đề trên, UBND tỉnh Điện Biên kiến nghị EVN, Tổng Công ty điện lực miền Bắc và các đơn vị liên quan phối hợp với các cơ quan liên quan, chính quyền địa phương của tỉnh Điện Biên đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng tuyến đường dây 110 KV Điện Biên - Mường Chà và trạm biến áp 110 KV Mường Chà đã được phê duyệt dự án đầu tư.
UBND tỉnh Điện Biên cũng kiến nghị EVN, Tổng Công ty điện lực miền Bắc ưu tiên bố trí kế hoạch vốn đầu tư xây dựng mới các trạm biến áp và tuyến đường dây 110 KV trong giai đoạn đến năm 2020, sớm đi vào vận hành khai thác gồm: Tuyến đường dây 110 KV Mường Chà - Thủy điện Nậm Mức đảm bảo cấp điện N-1 cho TP Điện Biên Phủ và cấp điện ổn định cho nhân dân khu vực các huyện Mường Chà, Mường Nhé, Nậm Pồ tỉnh Điện Biên; xây dựng tuyến nhánh rẽ 110 KV trạm 110 KV Điện Biên 2 (đấu chuyển tiếp trên đường dây 110 KV Điên Biên - Xi măng Điện Biên) và xây dựng tuyến đường dây 110 KV Điện Biên 2 - Trạm 110 KV Điện Biên Đông theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt.
Tại văn bản, UBND tỉnh Điện Biên nhấn mạnh, trường hợp EVN chưa thu xếp được nguồn vốn để đầu tư xây dựng các tuyến đường dây 110 KV trong giai đoạn 2016 - 2020, UBND tỉnh Điện Biên kiến nghị với EVN phối hợp với các địa phương đề xuất cơ chế huy động nguồn vốn ứng trước của các chủ đầu tư xây dựng thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn để đầu tư xây dựng.
Chờ đến bao giờ?
Đây không phải là lần đầu UBND tỉnh Điện Biên có văn bản "cầu cứu" tới các đơn vị ngành điện trước những khó khăn về mạng lưới điện 110 KV trên địa bàn tỉnh. Trước đó, UBND tỉnh Điện Biên cũng đã có Văn bản số 2919/UBND-KT gửi Bộ Công Thương và EVN kiến nghị rất rõ về việc đầu tư xây dựng trạm biến áp và lưới điện truyền tải theo quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Điện Biên trong giai đoạn đến năm 2020.
Tuy nhiên, đến nay, EVN, đặc biệt là Tổng Công ty Điện lực miền Bắc vẫn chưa có kế hoạch đầu tư xây dựng các hạng mục lưới điện 100 KV theo quy hoạch đã được Bộ Công Thương phê duyệt khiến cả chính quyền lẫn chủ đầu tư các dự án nhà máy thủy điện lo sốt vó, trong đó đáng nói nhất là công trình lưới điện 110 KV đấu nối với dự án thủy điện Sông Mã 3.
Theo phản ánh của các doanh nghiệp, đến thời điểm đi vào hoạt động mà không thể phát điện để hòa lưới điện 110 KV sẽ gây thiệt hại rất lớn cho nhà đầu tư khi phải chịu lãi vay ngân hàng, không có doanh thu, tài sản có thể bị hư hỏng… và thất thu ngân sách cho tỉnh Điện Biên.Theo Giám đốc một doanh nghiệp có nhà máy thủy điện sắp đi vào hoạt động cho biết, chỉ tính tiền lãi vay ngân hàng thì nếu chậm phát điện 01 tháng đã mất khoảng trên 10 tỷ đồng, lũy kế 01 năm mất khoảng 120 tỷ đồng.
Trong khi đó, doanh thu phát điện chậm 01 tháng cũng mất đi khoảng 10 tỷ đồng và chậm 01 năm cũng khiến doanh nghiệp này thiệt hại khoảng 120 tỷ đồng. Như vậy, tổng thiệt hại cũng phải khoảng trên 200 tỷ/năm, đây là một số tiền không hề nhỏ.
Chính vì vậy, đến thời điểm này, yêu cầu về việc đầu tư xây dựng các hạng mục này là rất bức thiết để đáp ứng việc truyền tải công suất các dự án thủy điện khu vực Điện Biên Đông, góp phần tạo nguồn thu và nâng cao khả năng cung cấp nguồn điện để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Điện Biên.
Liên quan đến việc này, ngày 14/03/2018, Tổng Công ty điện lực miền Bắc có văn bản gửi Báo Tài nguyên và Môi trường để trao đổi một số thông tin liên quan.
Tại Văn bản số 780/EVNNPC-KH do Phó Tổng giám đốc Hồ Mạnh Tuấn ký, Tổng Công ty điện lực miền cho biết, theo Quy hoạch phát triển lưới điện tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 - 20 25 có xét đến 2035 được Bộ Công Thương phê duyệt ngày 15/08/2017, các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Điện Biên chủ yếu tập trung tại hai khu vực, một là khu vực huyện Điện Biên Đông với tổng công suất các nhà máy thủy điện là 115,5 MW và khu vực các huyện Mường Chà Nậm Pồ và Mường Nhé với tổng công suất 250 MW.
Theo Tổng Công ty điện lực miền Bắc, việc đầu tư giải tỏa công suất toàn bộ các nhà máy thủy điện này cần vốn đầu tư rất lớn trong khi tiến độ thực hiện đầu tư của các chủ đầu tư thủy điện không đồng bộ gây nhiều khó khăn cho ngành điện trong việc thu xếp vốn và thực hiện đầu tư.
Bên cạnh đó, giống như ở các khu vực miền núi phía Bắc các phụ tải tiêu thụ điện tại các huyện Điện Biên Đông, Mường Chà, Nậm Pồ và Mường Nhé rất thấp. Do phụ tải khu vực thấp Tổng Công ty điện lực miền Bắc chưa có kế hoạch đầu tư xây dựng các TBA 110 KV Điện Biên 2, TBA 110 KV Điện Biên Đông... và để tiết kiệm, nâng cao hiệu quả trong công tác đầu tư xây dựng của Tổng Công ty thì trước mắt sẽ tiếp tục cấp điện ổn định cho nhân dân khu vực các huyện nêu trên thông qua hệ thống đường dây trung hạ thế.
Tổng Công ty điện lực miền Bắc cũng cho biết, ngày 23/11/2017, đơn vị đã có Văn bản số 5136/EVNNCP-KH phúc đáp Công văn số 2919/ UBND-KT của UBND tỉnh Điện Biên, trong đó đề nghị UBND tỉnh Điện Biên giúp đỡ Tổng Công ty tiếp tục thực hiện công tác đầu tư cấp điện trên địa bàn một cách ổn định.Tuy nhiên, trái với mong muốn của chính quyền tỉnh và doanh nghiệp về việc đầu tư xây dựng công trình lưới điện 110 KV, Tổng Công ty điện lực miền Bắc lại đề nghị UBND tỉnh Điện Biên có ý kiến với Bộ Công Thương và Tập đoàn điện lực Việt Nam đầu tư sớm TBA 220 KV Điện Biên để giải tỏa công suất các nhà máy thủy điện khu vực Điện Biện và Điện Biên Đông (theo Quy hoạch phát triển điện lực của tỉnh Điện Biên hiện tại, TBA 220 KV Điện Biên xuất hiện năm 2022).
Đồng thời, đơn vị cũng đề nghị UBND tỉnh Điện Biên chỉ đạo các chủ đầu tư nhà máy thủy điện khu vực thực hiện đầu tư các đường dây 110 KV đấu nối cụm nhà máy thủy điện tại Điện Biên Đông về TBA 220 KV về Điện Biên, cụm nhà máy thủy điện tại huyện Mường Nhé và Nậm Pồ về TBA 500 KV Lai Châu hoặc TBA 110 KV Mường Chà.
Ngoài ra, đối với các nhà máy thủy điện có tiến độ hoàn thành trước khi xuất hiện TBA 220 KV Điện Biên, đường dây 110 KV Điện Biện – Mường Lay và TBA 110 KV Mường Chà, đề nghị chủ đầu tư các nhà máy thủy điện tổ chức thực hiện theo các phương án đấu nối đã thỏa thuận với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc. Trường hợp các nhà máy thủy điện chưa có thỏa thuận đấu nối vào lưới điện Quốc gia, đề nghị sớm hoàn thiện hồ sơ và làm việc với ngành điện.
Cũng tại văn bản, giải thích về việc chưa thực hiện đầu tư xây dựng công trình lưới điện 110 KV đấu nối với nhà máy thủy điện Sông Mã 3, Tổng Công ty điện lực miền Bắc cho biết, trước đó, chủ đầu tư nhà máy thủy điện Sông Mã 3 đã có Văn bản số 39/CV-ĐA ngày 13/01/2009 về việc thỏa thuận đấu nối vào lưới điện quốc gia cùng phương án đấu nối kèm theo gửi Tổng Công ty.
Ngày 05/03/2009, Tổng Công ty điện lực miền Bắc đã có Văn bản số 835/PC1-P4 thống nhất theo phương án đấu nối, nhà máy thủy điện sông Mã 3 sẽ được đấu nối vào cột số 24 đường dây 110 KV Điện Biên - Xi măng Điện Biên.
Tại thỏa thuận cũng đã lưu rõ chủ đầu tư nhà máy thủy điện sông Mã 3 chịu trách nhiệm đầu tư xây dựng đường dây 110 KV từ nhà máy thủy điện sông Mã 3 đến vị trí cột số 24 đường dây 110 KV Điện Biên - Xi măng Điện Biên, TBA 110 KV tăng áp tại nhà máy thủy điện sông Mã 3... phục vụ đấu nối và thỏa thuận với Tổng Công ty điện lực miền Bắc về thiết kế kỹ thuật các hạng mục lưu trên theo quy định trước khi triển khai thực hiện đầu tư. Hiện tại, ĐZ 110 KV Điện Biên - Xi măng Điện Biên đang sử dụng dây dẫn AC240, có đủ khả năng truyền tải công suất của nhà máy thủy điện Sông Mã 3 lên lưới điện quốc gia.
Theo Quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2016- 2025 có xét đến 2035 tỉnh Điện Biên được Bộ Công thương phê duyệt, trong tương lai sẽ có thêm một số nhà máy thủy điện mới (Sông Mã 1, Sông Mã 2…) đấu nối sau nhà máy thủy điện Sông Mã 3.
''Ngày 23/11/2017, Tổng Công ty điện lực miền Bắc đã có Văn bản số 5136/EVNNPC-KH theo đó đề nghị UBND tỉnh Điện Biên chỉ đạo các chủ đầu tư nhà máy thủy điện khu vực này góp vốn thực hiện đầu tư các đường dây 110 KV đấu nối'', văn bản nêu.
Cũng theo Tổng Công ty điện lực miền Bắc, việc đầu tư lưới điện trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo quy hoạch được duyệt cần một lượng vốn rất lớn, đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ của nhiều cơ quan chức năng, cần sự kết hợp công tư một cách hợp lý, đặc biệt phải đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả trong đầu tư, đồng bộ về hành lang tuyến đường dây, tuyến năng lượng, không ảnh hưởng đến môi trường, rừng phòng hộ, đất nông nghiệp tuân thủ chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Chấp hành Trung ương và Nghị quyết số 71/CP-NQ ngày 08/08/2017 của Chính phủ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng.
Tổng Công ty điện lực miền Bắc cũng cho biết đơn vị đang phối hợp với các Sở, ban ngành của tỉnh Điện Biên rà soát, kiểm tra và đánh giá các công trình điện theo những nội dung và những tiêu chí nêu trên, qua đó sẽ thống nhất tiến độ, trách nhiệm đầu tư đối với từng công trình địa thuộc giai đoạn 2018 - 2020 và kế hoạch thực hiện quy hoạch đến năm 2025 trong tháng 03/2018.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.
Chúng tôi cần đường dây 110 KV trước
Ngày 16/03, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên là ông Lê Thành Đô đã ký Văn bản số 628/UBND-KT gửi Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) kiến nghị về việc đầu tư xây dựng trạm biến áp và lưới điện truyền tải 110 KV theo quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020 đã được Bộ Công thương phê duyệt.
Tại văn bản, UBND tỉnh Điện Biên cho biết, việc đầu tư phát triển nguồn năng lượng thủy điện trên địa bàn tỉnh được đánh giá là có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển. Tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc, trên cơ sở yêu cầu thực tiễn cấp thiết về phát triển nguồn và lưới điện truyền tải phục vụ quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh; Bộ Công Thương đã phê duyệt Quy hoạch phát triển lưới điện tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 - 2025 có xét đến 2035 - Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110 KV. Đồng thời đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Điện Biên và đấu nối truyền tải, giải tỏa công suất các nhà máy thủy điện xây dựng xong đi vào vận hành.
Theo UBND tỉnh Điện Biên thì Điện Biên là tỉnh duy nhất trên toàn quốc chưa có liên kết mạch vòng lưới điện, mới chỉ có 02 trạm 110 KV/10 huyện, thành phố (không kể trạm biến áp của khách hàng); lưới điện trung áp chủ yếu là phát triển lưới điện 35 KV, nhiều tuyến đường dây dài trên 450 km; chiều dài cấp điện của các lộ đường dây tương đối lớn.
Do vậy, UBND tỉnh Điện Biên e ngại khi xảy ra sự cố trên trục chính của đường dây thường làm mất điện trên diện rộng, ảnh hưởng lớn đến phát triển chung của địa phương, nhất là cho nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế xã hội khu vực biên giới phía Tây thuộc tỉnh Điện Biên.''Chênh lệch công suất sử dụng điện giữa các thời điểm trong ngày rất nhiều, biểu đồ phụ tải giờ cao điểm rất nhọn; việc bù công suất phản kháng gắn cố định tụ vào lưới không hiệu quả, số hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia thấp nhất cả nước", văn bản nêu.
Tại văn bản, UBND tỉnh Điện Biên cũng cho biết, trong những năm qua, tỉnh đã kêu gọi các thành phần kinh tế để thực hiện đầu tư xây dựng các công trình thủy điện nhằm khai thác tiềm năng và lợi thế của tỉnh trong phát triển kinh tế xã hội, tăng cường nguồn điện năng trong cả nước cũng như của tỉnh, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng lưới điện truyền tải chưa được quan tâm đầu tư đồng bộ, khó khăn trong tiếp cận đấu nối vào hệ thống truyền tải điện Quốc gia nên các nhà đầu tư đều đầu tư cầm chừng, trông chờ vào đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải của EVN nhằm đảm bảo tính khả thi, hiệu quả của dự án.
Theo UBND tỉnh Điện Biên, trên địa bàn huyện Điện Biên Đông đã được Bộ Công Thương phế duyệt 06 nhà máy thủy điện với tổng công suất lắp máy 76,6 MW (gồm: Sông Mã 1, Sông Mã 2, Sông Mã 3, Na Son, Na Phát, Suối Lư) và UBND tỉnh đang đề nghị Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung các nhà máy thủy điện Mường Luân 1, Mường Luân 2 và Chiềng Sơ 2 với tổng công suất lắp máy là 29 MW."Hiện tại, dự án thủy điện Sông Mã 3 và dự án thủy điện Na Son đang tiến hành đầu tư xây dựng, dự kiến đến quý I/2019 sẽ hoàn thành đi vào vận hành phát điện. Các dự án khác đã được UBND tỉnh Điện Biên cấp chủ trương đầu tư và đang được các nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục để tiến hành đầu tư xây dựng trong thời gian sớm nhất'', UBND tỉnh Điện Biên nhấn mạnh.
Trước các vấn đề trên, UBND tỉnh Điện Biên kiến nghị EVN, Tổng Công ty điện lực miền Bắc và các đơn vị liên quan phối hợp với các cơ quan liên quan, chính quyền địa phương của tỉnh Điện Biên đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng tuyến đường dây 110 KV Điện Biên - Mường Chà và trạm biến áp 110 KV Mường Chà đã được phê duyệt dự án đầu tư.
UBND tỉnh Điện Biên cũng kiến nghị EVN, Tổng Công ty điện lực miền Bắc ưu tiên bố trí kế hoạch vốn đầu tư xây dựng mới các trạm biến áp và tuyến đường dây 110 KV trong giai đoạn đến năm 2020, sớm đi vào vận hành khai thác gồm: Tuyến đường dây 110 KV Mường Chà - Thủy điện Nậm Mức đảm bảo cấp điện N-1 cho TP Điện Biên Phủ và cấp điện ổn định cho nhân dân khu vực các huyện Mường Chà, Mường Nhé, Nậm Pồ tỉnh Điện Biên; xây dựng tuyến nhánh rẽ 110 KV trạm 110 KV Điện Biên 2 (đấu chuyển tiếp trên đường dây 110 KV Điên Biên - Xi măng Điện Biên) và xây dựng tuyến đường dây 110 KV Điện Biên 2 - Trạm 110 KV Điện Biên Đông theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt.
Tại văn bản, UBND tỉnh Điện Biên nhấn mạnh, trường hợp EVN chưa thu xếp được nguồn vốn để đầu tư xây dựng các tuyến đường dây 110 KV trong giai đoạn 2016 - 2020, UBND tỉnh Điện Biên kiến nghị với EVN phối hợp với các địa phương đề xuất cơ chế huy động nguồn vốn ứng trước của các chủ đầu tư xây dựng thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn để đầu tư xây dựng.
Chờ đến bao giờ?
Đây không phải là lần đầu UBND tỉnh Điện Biên có văn bản "cầu cứu" tới các đơn vị ngành điện trước những khó khăn về mạng lưới điện 110 KV trên địa bàn tỉnh. Trước đó, UBND tỉnh Điện Biên cũng đã có Văn bản số 2919/UBND-KT gửi Bộ Công Thương và EVN kiến nghị rất rõ về việc đầu tư xây dựng trạm biến áp và lưới điện truyền tải theo quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Điện Biên trong giai đoạn đến năm 2020.
Tuy nhiên, đến nay, EVN, đặc biệt là Tổng Công ty Điện lực miền Bắc vẫn chưa có kế hoạch đầu tư xây dựng các hạng mục lưới điện 100 KV theo quy hoạch đã được Bộ Công Thương phê duyệt khiến cả chính quyền lẫn chủ đầu tư các dự án nhà máy thủy điện lo sốt vó, trong đó đáng nói nhất là công trình lưới điện 110 KV đấu nối với dự án thủy điện Sông Mã 3.
Theo phản ánh của các doanh nghiệp, đến thời điểm đi vào hoạt động mà không thể phát điện để hòa lưới điện 110 KV sẽ gây thiệt hại rất lớn cho nhà đầu tư khi phải chịu lãi vay ngân hàng, không có doanh thu, tài sản có thể bị hư hỏng… và thất thu ngân sách cho tỉnh Điện Biên.Theo Giám đốc một doanh nghiệp có nhà máy thủy điện sắp đi vào hoạt động cho biết, chỉ tính tiền lãi vay ngân hàng thì nếu chậm phát điện 01 tháng đã mất khoảng trên 10 tỷ đồng, lũy kế 01 năm mất khoảng 120 tỷ đồng.
Trong khi đó, doanh thu phát điện chậm 01 tháng cũng mất đi khoảng 10 tỷ đồng và chậm 01 năm cũng khiến doanh nghiệp này thiệt hại khoảng 120 tỷ đồng. Như vậy, tổng thiệt hại cũng phải khoảng trên 200 tỷ/năm, đây là một số tiền không hề nhỏ.
Chính vì vậy, đến thời điểm này, yêu cầu về việc đầu tư xây dựng các hạng mục này là rất bức thiết để đáp ứng việc truyền tải công suất các dự án thủy điện khu vực Điện Biên Đông, góp phần tạo nguồn thu và nâng cao khả năng cung cấp nguồn điện để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Điện Biên.
Liên quan đến việc này, ngày 14/03/2018, Tổng Công ty điện lực miền Bắc có văn bản gửi Báo Tài nguyên và Môi trường để trao đổi một số thông tin liên quan.
Tại Văn bản số 780/EVNNPC-KH do Phó Tổng giám đốc Hồ Mạnh Tuấn ký, Tổng Công ty điện lực miền cho biết, theo Quy hoạch phát triển lưới điện tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 - 20 25 có xét đến 2035 được Bộ Công Thương phê duyệt ngày 15/08/2017, các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Điện Biên chủ yếu tập trung tại hai khu vực, một là khu vực huyện Điện Biên Đông với tổng công suất các nhà máy thủy điện là 115,5 MW và khu vực các huyện Mường Chà Nậm Pồ và Mường Nhé với tổng công suất 250 MW.
Theo Tổng Công ty điện lực miền Bắc, việc đầu tư giải tỏa công suất toàn bộ các nhà máy thủy điện này cần vốn đầu tư rất lớn trong khi tiến độ thực hiện đầu tư của các chủ đầu tư thủy điện không đồng bộ gây nhiều khó khăn cho ngành điện trong việc thu xếp vốn và thực hiện đầu tư.
Bên cạnh đó, giống như ở các khu vực miền núi phía Bắc các phụ tải tiêu thụ điện tại các huyện Điện Biên Đông, Mường Chà, Nậm Pồ và Mường Nhé rất thấp. Do phụ tải khu vực thấp Tổng Công ty điện lực miền Bắc chưa có kế hoạch đầu tư xây dựng các TBA 110 KV Điện Biên 2, TBA 110 KV Điện Biên Đông... và để tiết kiệm, nâng cao hiệu quả trong công tác đầu tư xây dựng của Tổng Công ty thì trước mắt sẽ tiếp tục cấp điện ổn định cho nhân dân khu vực các huyện nêu trên thông qua hệ thống đường dây trung hạ thế.
Tổng Công ty điện lực miền Bắc cũng cho biết, ngày 23/11/2017, đơn vị đã có Văn bản số 5136/EVNNCP-KH phúc đáp Công văn số 2919/ UBND-KT của UBND tỉnh Điện Biên, trong đó đề nghị UBND tỉnh Điện Biên giúp đỡ Tổng Công ty tiếp tục thực hiện công tác đầu tư cấp điện trên địa bàn một cách ổn định.Tuy nhiên, trái với mong muốn của chính quyền tỉnh và doanh nghiệp về việc đầu tư xây dựng công trình lưới điện 110 KV, Tổng Công ty điện lực miền Bắc lại đề nghị UBND tỉnh Điện Biên có ý kiến với Bộ Công Thương và Tập đoàn điện lực Việt Nam đầu tư sớm TBA 220 KV Điện Biên để giải tỏa công suất các nhà máy thủy điện khu vực Điện Biện và Điện Biên Đông (theo Quy hoạch phát triển điện lực của tỉnh Điện Biên hiện tại, TBA 220 KV Điện Biên xuất hiện năm 2022).
Đồng thời, đơn vị cũng đề nghị UBND tỉnh Điện Biên chỉ đạo các chủ đầu tư nhà máy thủy điện khu vực thực hiện đầu tư các đường dây 110 KV đấu nối cụm nhà máy thủy điện tại Điện Biên Đông về TBA 220 KV về Điện Biên, cụm nhà máy thủy điện tại huyện Mường Nhé và Nậm Pồ về TBA 500 KV Lai Châu hoặc TBA 110 KV Mường Chà.
Ngoài ra, đối với các nhà máy thủy điện có tiến độ hoàn thành trước khi xuất hiện TBA 220 KV Điện Biên, đường dây 110 KV Điện Biện – Mường Lay và TBA 110 KV Mường Chà, đề nghị chủ đầu tư các nhà máy thủy điện tổ chức thực hiện theo các phương án đấu nối đã thỏa thuận với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc. Trường hợp các nhà máy thủy điện chưa có thỏa thuận đấu nối vào lưới điện Quốc gia, đề nghị sớm hoàn thiện hồ sơ và làm việc với ngành điện.
Cũng tại văn bản, giải thích về việc chưa thực hiện đầu tư xây dựng công trình lưới điện 110 KV đấu nối với nhà máy thủy điện Sông Mã 3, Tổng Công ty điện lực miền Bắc cho biết, trước đó, chủ đầu tư nhà máy thủy điện Sông Mã 3 đã có Văn bản số 39/CV-ĐA ngày 13/01/2009 về việc thỏa thuận đấu nối vào lưới điện quốc gia cùng phương án đấu nối kèm theo gửi Tổng Công ty.
Ngày 05/03/2009, Tổng Công ty điện lực miền Bắc đã có Văn bản số 835/PC1-P4 thống nhất theo phương án đấu nối, nhà máy thủy điện sông Mã 3 sẽ được đấu nối vào cột số 24 đường dây 110 KV Điện Biên - Xi măng Điện Biên.
Tại thỏa thuận cũng đã lưu rõ chủ đầu tư nhà máy thủy điện sông Mã 3 chịu trách nhiệm đầu tư xây dựng đường dây 110 KV từ nhà máy thủy điện sông Mã 3 đến vị trí cột số 24 đường dây 110 KV Điện Biên - Xi măng Điện Biên, TBA 110 KV tăng áp tại nhà máy thủy điện sông Mã 3... phục vụ đấu nối và thỏa thuận với Tổng Công ty điện lực miền Bắc về thiết kế kỹ thuật các hạng mục lưu trên theo quy định trước khi triển khai thực hiện đầu tư. Hiện tại, ĐZ 110 KV Điện Biên - Xi măng Điện Biên đang sử dụng dây dẫn AC240, có đủ khả năng truyền tải công suất của nhà máy thủy điện Sông Mã 3 lên lưới điện quốc gia.
Theo Quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2016- 2025 có xét đến 2035 tỉnh Điện Biên được Bộ Công thương phê duyệt, trong tương lai sẽ có thêm một số nhà máy thủy điện mới (Sông Mã 1, Sông Mã 2…) đấu nối sau nhà máy thủy điện Sông Mã 3.
''Ngày 23/11/2017, Tổng Công ty điện lực miền Bắc đã có Văn bản số 5136/EVNNPC-KH theo đó đề nghị UBND tỉnh Điện Biên chỉ đạo các chủ đầu tư nhà máy thủy điện khu vực này góp vốn thực hiện đầu tư các đường dây 110 KV đấu nối'', văn bản nêu.
Cũng theo Tổng Công ty điện lực miền Bắc, việc đầu tư lưới điện trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo quy hoạch được duyệt cần một lượng vốn rất lớn, đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ của nhiều cơ quan chức năng, cần sự kết hợp công tư một cách hợp lý, đặc biệt phải đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả trong đầu tư, đồng bộ về hành lang tuyến đường dây, tuyến năng lượng, không ảnh hưởng đến môi trường, rừng phòng hộ, đất nông nghiệp tuân thủ chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Chấp hành Trung ương và Nghị quyết số 71/CP-NQ ngày 08/08/2017 của Chính phủ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng.
Tổng Công ty điện lực miền Bắc cũng cho biết đơn vị đang phối hợp với các Sở, ban ngành của tỉnh Điện Biên rà soát, kiểm tra và đánh giá các công trình điện theo những nội dung và những tiêu chí nêu trên, qua đó sẽ thống nhất tiến độ, trách nhiệm đầu tư đối với từng công trình địa thuộc giai đoạn 2018 - 2020 và kế hoạch thực hiện quy hoạch đến năm 2025 trong tháng 03/2018.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.